hợp lý tài nguyên rừng
Đồng bào K’Ho có quy ước riêng không thành văn trong việc quản lý rừng. Trước hết là việc quản lý rừng đầu nguồn. Đây là những cánh rừng lớn có nhiều loài gỗ và động vật quý hiếm, có trữ lượng nước lớn cung cấp nước quanh năm cho dân bòn. Chính vì thế, bòn cấm mọi người chặt phá bừa bãi rừng để làm rẫy. Ngoài ra, bòn còn quy định chỉ được khai thác ở khu rừng này những cây gỗ già đủ độ tuổi sử dụng, khi lấy gỗ ở đó phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chủ làng và các vị cao niên trong làng, tuyệt đối không được chặt gỗ để bán cho các làng khác. Theo quy ước, dân làng phải có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ rừng, nếu như có người ngoài bòn vào rừng chặt trộm gỗ, người dân phát hiện được phải báo với chủ làng thu lại số gỗ đã chặt cùng với những phương tiện khai thác. Trong canh tác nương rẫy, người Cil không phát - đốt ở vùng rừng đầu nguồn. Do đó, những cây gỗ lớn trong rừng vẫn được bảo tồn tốt, người dân chỉ khai thác đủ nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt. Họ không bao giờ khai thác vùng rừng đầu nguồn có nhiều gỗ quý. Tuy nhiên, ngày nay những tri thức đó dần bị lãng quên hoặc bị xem là đối lập với tri thức khoa học hiện đại. Khi phát rừng làm rẫy, người Cil bao giờ cũng trừ lại những khoảnh
rừng trên đỉnh núi. Theo quan niệm của họ là để cho các vị thần linh về trú ngụ, nhưng tri thức bản địa cho thấy những khu rừng này chống hiện tượng mưa lũ xối từ trên đỉnh núi, đồng thời là tác nhân tái sinh các loại cây hoang dại khi rẫy được bỏ hóa trong quá trình luân canh.
Quy ước bảo vệ rừng ở cộng đồng làng miền núi vốn có tự lâu đời được gìn giữ, là luật bất thành văn, mỗi quy ước có 2 phần: trách nhiệm và hình phạt. Trong đó trách nhiệm là nội dung chính, còn hình phạt có chức năng củng cố thêm trách nhiệm (Trung tâm DLST và GDMT, 2013).
Chương 2