Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 47)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Là phương pháp khai thác những thông tin cần thiết qua sách, báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Vũ Minh Hùng, 2013). Phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu đề tài như sau: trước khi bắt đầu khảo sát ở thực địa, nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí, internet, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Sau đó, sắp xếp và tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu:

- Chọn lọc, đánh giá, và sử dụng tài liệu đúng với lĩnh vực và đối tượng muốn nghiên cứu. Nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.

- Có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. Có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu.

- Xây dựng luận cứ và tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. Thu thập và kế thừa

Thu thập, tổng hợp các thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG Bidoup – Núi Bà từ các báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học tại VQG, tham khảo những số liệu về dân cư, dân tộc, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình nghèo đói, hiện trạng sử dụng tài nguyên và những khó khăn, thuận lợi trong phát triển kinh tế và công tác bảo tồn trong các xã vùng đệm, các văn bản luật và chính sách liên quan đến vùng đệm …

Chọn thôn điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu. Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu. Theo Donovan (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình.

Tại xã Đa Nhim có 2 dân tộc sinh sống, đó là dân tộc K’Ho và dân tộc Kinh, vì vậy các thôn điểm nghiên cứu phải có sự hiện diện của 2 dân tộc.

Do thời gian và kinh phí hạn chế nên đề tài thực hiện nghiên cứu điểm tại 3 thôn. 3 thôn điểm được lựa chọn theo tiêu chí thành phần dân tộc, đó là các thôn: Đa Tro, Đarahoa và Đabla.

Khảo sát thực địa

Việc khảo sát thực địa được thực hiện vào tháng 11 năm 2013 tại 3 thôn vùng đệm: Đa Tro, Đarahoa, Đabla thuộc xã Đa Nhim. Mục đích các đợt khảo sát:

- Tham khảo ý kiến của các cán bộ VQG về công tác quản lý bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học.

- Tìm hiểu đời sống người dân sống xung quanh VQG, các tác động của họ đến tài nguyên ĐDSH.

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)

PRA là một quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực tiễn.

FAO (1990) đã liệt kê 23 công cụ thường được sử dụng trong thẩm định, giám sát và đánh giá có sự tham gia (Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức, 2003). Số lượng công cụ được sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và điều kiện của địa điểm nghiên cứu. Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài này, các công cụ sau trong PRA đã được sử dụng:

Đề tài sử dụng hình thức phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Bảng phỏng vấn bao gồm:

- Các câu hỏi định hướng theo chủ đề nghiên cứu và có sẵn các đáp án lựa chọn.

- Các câu hỏi định hướng theo chủ đề nghiên cứu và không có sẵn các câu trả lời. Đối tượng phỏng vấn được khuyến khích để cung cấp các câu trả lời chi tiết.

Bảng phỏng vấn: được cấu trúc thành 07 phần (Phụ lục 1)

- Phần 1: thông tin cơ bản. Phần này bao gồm thông tin về ngày, địa điểm phỏng vấn và các thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.

- Phần 2: tình hình kinh tế hộ gia đình. Phần này gồm 03 câu hỏi với các mục đích:

+ Hiện trạng sử dụng đất

+ Các hoạt động tạo thu nhập trong gia đình + Chi tiêu của người dân trong thôn

- Phần 3: mức độ tham gia các hoạt động của cộng đồng. Phần này gồm 07 câu hỏi với các mục đích:

+ Các hoạt động cộng đồng đã tham gia + Lý do tham gia các hoạt động

+ Mức độ có mặt thường xuyên trong thời gian diễn ra mỗi hoạt động + Lợi ích cộng đồng nhận được trong quá trình tham gia vào hoạt động

- Phần 4: đánh giá các hoạt động. Phần này gồm 03 câu hỏi để cộng đồng nhận xét về các hoạt động đã triển khai trên ba khía cạnh: nội dung, cách tổ chức, cách truyền đạt của tập huấn viên.

- Phần 5: nhóm câu hỏi liên quan đến kiến thức của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH. Phần này gồm 12 câu hỏi với mục đích: Kiểm tra sự hiểu biết của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH.

- Phần 6: nhóm câu hỏi liên quan đến thái độ của cộng đồng về các hoạt động bảo tồn ĐDSH. Phần này gồm 06 câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phần 7: kỳ vọng và mong muốn của cộng đồng đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH. Phần này gồm 02 câu hỏi về kỳ vọng và mong muốn của cộng đồng, xem xét những mong muốn và kỳ vọng của họ có phù hợp với mục tiêu mà các hoạt động hướng đến hay không.

Đối tượng phỏng vấn: ban quản lý các thôn và hộ gia đình đang tham gia hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

- Cách chọn mẫu: ngẫu nhiên (chọn không hoàn lại – chọn 1 lần). Từ danh sách các cá nhân tham gia được cung cấp, tiến hành chọn để mẫu có mặt ở tất cả các nhóm hoạt động. Theo các tiêu chí sau:

+ Có những hoạt động liên quan đến quản lý rừng + Tuổi lao động (già, trẻ)

+ Giới (nam, nữ)

+ Mức thu nhập (khá, trung bình, nghèo)

+ Có khả năng diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình + Thành phần dân tộc

- Để đảm bảo tính chính xác, đề tài đã đáp ứng với yêu cầu dung lượng mẫu quan sát tối thiểu (đơn vị hộ). Theo các tài liệu thống kê toán học, dung lượng mẫu (n) này phụ thuộc vào phương sai (hay biến lượng) của mẫu (S2) và độ tin cậy (d) mong muốn đạt được. Trong trường hợp quần thể lấy mẫu là hữu hạn (N xác định), dung lượng mẫu cũng tỷ lệ với kích thước quần thể, theo một giá trị t2 (bình phương của giá trị của phân bố t Student):

22 2 2 2 2. . S t Nd S t N n + = Trong đó: - N: tổng số hộ = 383 - n: số hộ cần điều tra

- t: giá trị của phân bố Student t (khi lấy độ tự do bằng ∞ và mức xác suất sai α = 0,05, t = 1,64)

- d: độ chính xác mong muốn (10%)

- S2: phương sai mẫu (0,25)

Trước khi tiến hành phỏng vấn sẽ tổ chức tập huấn về cách thu thập cho một nhóm (Nguyễn Thị Kim Tài, 2006; Trần Thị Kim Thu, 2011).

Qua tính toán, cho thấy n tối thiểu là 58 hộ/3 thôn.

Tuy nhiên, trong quá trình sơ thám hiện trường đã cho thấy có sự biến động lớn ngay trong từng cụm dân cư và khi thực hiện điều tra thử 10 hộ đã thấy mẫu khảo sát không đồng đều bởi sự phân hóa giàu nghèo nên nhóm thực hiện đề tài thấy rằng với dung lượng mẫu 58 hộ/3 thôn là không đảm bảo độ tin cậy. Do vậy đã tăng dung lượng mẫu lên 180 hộ nhằm đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê và đủ thông tin cho vùng nghiên cứu.

Địa điểm Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ cần điều tra tối thiểu Số phiếu phát ra Số phiếu thu về hợp lệ

Thôn Đa Tro 144 37,6 22 66 61

Thôn Đarahoa 131 34,2 20 62 57

Thôn Đa Bla 108 28,2 16 52 42

Tổng 383 100 58 180 160

Phương pháp phỏng vấn không cấu trúc được sử dụng cho đối tượng là những người am hiểu về tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu.

Đối tượng phỏng vấn: cán bộ vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

- Tiêu chí chọn mẫu: + Có hiểu biết sâu rộng về vấn đề đang nghiên cứu. + Có thời gian tiếp xúc lâu dài với cộng đồng. - Số lượng mẫu: 2/5 số cán bộ.

- Mục đích: + Kiểm tra và xác thực các thông tin.

+ Tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến mức độ tham gia của cộng đồng.

Thực hiện công cụ lát cắt nhằm biết rõ hơn về môi trường, điều kiện kinh tế và xã hội trong cộng đồng. Lát cắt là bản đồ một chiều của đường cắt ngang qua thôn hoặc một khu vực. Nó vẽ một đường cắt ngang qua một khu vực với chiều dọc là một số vấn đề được xác định. Tại khu vực đi lát cắt, đối với từng loại tài nguyên, thông tin về hiện trạng sử dụng đất được ghi nhận.

Dòng thời gian

Sử dụng công cụ dòng thời gian để thấy được những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng nguồn lực, sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của địa bàn nghiên cứu (Phụ lục 2).

Phân tích SWOT

Phân tích, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những trở ngại trong từng hoạt động bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng hiện tại (Phụ lục 3); các điều kiện thuận lợi và khó khăn của hệ thống quản lý rừng ở khu vực nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ VENN

Sơ đồ Venn được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các cá nhân và các tổ chức có ảnh hưởng trong một số hoạt động. Mỗi bên liên quan được thể hiện bởi một vòng tròn với kích thước khác nhau phụ thuộc vào tầm quan trọng của họ, và vị trí của các vòng tròn này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của họ đến từng hoạt động, cách sắp xếp này theo quan điểm của những người tham gia (Phụ lục 4).

Cây vấn đề

Mô tả mối quan hệ logic giữa một vấn đề và các nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Để xác định, thảo luận và tìm ra nguyên nhân làm cho các chương trình bảo tồn ĐDSH hiện nay chưa hiệu quả: viết tên vấn đề, xác định các yếu tố chủ yếu liên quan đến vấn đề, động não để xác định những nhóm nguyên nhân chính, phân tích và tìm nguyên nhân gốc rễ.

Phân tích các bên liên quan là việc xác định về các bên tham gia chủ chốt: xác định các bên liên quan, xếp thứ tự ưu tiên, hiểu các đối tượng chính. Từ đó vẽ ra biểu đồ dòng thông tin và phân tích vai trò của các bên liên quan.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích chỉnh lý và bổ sung những kiến thức còn thiếu trong quá trình nghiên cứu, đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài. Các chuyên gia tham khảo là TS. Hồ Văn Cử, Thầy Hoàng Hữu Cải, cán bộ BQL VQG Bidoup – Núi Bà TS. Đỗ Văn Ngọc, Ths. Tôn Thất Minh.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 47)