Hoạt động gián tiếp

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 29)

Dự án JICA nhắm đến bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia thông qua việc thiết lập mô hình đồng quản lý bằng cách giới thiệu 3 hợp phần:

- Lựa chọn sinh kế thân thiện với môi trường (EFLO – Environmental friendly livelihood opitions)

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET – Community based eco- tourism)

- Quản lý hợp tác (CM – Collaborative Management)

EFLO sẽ cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương bằng cách gia tăng năng suất theo hướng thân thiện với môi sinh và bằng cách giới thiệu tới người dân các phương án sinh kế. Việc giới thiệu CBET nhắm đến thiết lập một mô hình du lịch

sinh thái trong đó người dân địa phương nắm vai trò trung tâm. Bằng cách này JICA giúp giảm bớt sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên thiên nhiên, do đó tăng cường việc bảo vệ vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Một trong những điểm yếu của KQLBVR (661 và PES) là nó không nhấn mạnh đủ bản chất của hành động tập thể trong hệ thống quản lý rừng. Bên cạnh đó, chính sách bao cấp mạnh của chính phủ hỗ trợ trong quá khứ cũng tạo nên tâm lý phụ thuộc vào trợ giúp bên ngoài. Trong bối cảnh này cả hai hợp phần CBET và EFLO của dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà” là một cơ hội tốt cho việc phục hồi lại thái độ tự cường của người dân. Bằng tiến trình tổ chức lại cộng đồng, người dân có thể có được vị trí thuận lợi hơn trong quá trình thương thảo hướng đến một cơ chế chia sẻ quyền lợi công bằng hơn. Với sự hỗ trợ của dự án JICA – BNBNP, vai trò và năng lực của cộng đồng sẽ trở nên mạnh và độc lập hơn như vậy họ có thể tự vận động về tài chính, nâng cao hiểu biết trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và giảm áp lực vào rừng (Hoang, 2013; Son, 2013; Kennedy, 2011).

Tại VQG Bidoup – Núi Bà các đề tài nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số vấn đề tri thức bản địa của người dân tại xã Lát, tình trạng phụ thuộc vào tài nguyên rừng và phân tích đánh giá các giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng cho cộng đồng xã Đa Nhim, tiềm năng phát triển mô hình đồng quản lý thích hợp ở 5 thôn mục tiêu (xã Đa Nhim, thị trấn Lạc Dương) nhằm tăng cường sự tham gia của người dân. Hiểu được thực trạng đời sống của người dân để làm cơ sở cho việc phân tích mức độ tham gia (về nguyên nhân, động cơ, hạn chế …) sẽ dễ dàng đề xuất giải pháp khuyến khích sự tham gia của người dân tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w