Nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn ĐDSH 1 Kiến thức

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 85)

4. Vì nhiệm vụ 22 300 150 707 5 Hợp tác000000

3.2.2.Nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn ĐDSH 1 Kiến thức

3.2.2.1. Kiến thức

- Nhận thức của cộng đồng về vai trò bảo vệ sinh thái của rừng

Bảng 3.16. Nhận thức của cộng đồng về vai trò của rừng

Nhận thức của cộng đồng Tỷ lệ % người được

phỏng vấn Không hiểu

Hiểu

- Bảo tồn nguồn nước, hạn chế xói mòn, xói lở khe suối, lở núi ... - Chắn gió bão, cát

- Cung cấp củi, gỗ làm nhà, cung cấp LSNG - Để thu hút khách du lịch

- Để cho các thế hệ mai sau - Ý kiến khác 56,9 % 43,1 % 27,5 % 23,2 % 23,2 % 8,7 % 14,5 % 2,9 %

Cộng đồng đã ý thức được vai trò bảo vệ sinh thái của rừng như bảo tồn nguồn nước, hạn chế xói mòn, lở khe được người dân nhắc đến nhiều nhất (27,5 %), chắn gió bão, cát (23,2 %) … Đối với những người chưa hiểu hoặc chưa hiểu hết giá trị của ĐDSH nhóm phỏng vấn sẽ giải thích cho người được phỏng vấn về ĐDSH và các giá trị ĐDSH tại VQG Bidoup – Núi Bà. Mục tiêu nhóm đi phỏng vấn không chỉ thu thập thông tin từ người dân mà còn tuyên truyền cho người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nhận thức về thành lập VQG

Hình 3.11. Biểu đồ nhận thức về thành lập vườn quốc gia

Chú thích:

1: Mục đích thành lập VQG

2: Ranh giới ngoài thực địa của VQG 3: Các hoạt động cấm trong VQG

4: Khai thác các loại lâm sản sẽ dẫn đến hủy diệt các loài động thực vật

+ Về mục đích thành lập VQG: 93,1 % người được hỏi đều biết rõ mục đích thành lập vườn quốc gia, chỉ có 4,4 % là không biết rõ ràng và 2,5 % không biết.

+ Về ranh giới ngoài thực địa của VQG: chỉ có 48,8 % số người biết, 42,5 %

không biết rõ ràng ranh giới vườn quốc gia, còn lại 8,75 % là không có thông tin.

+ Về các hoạt động cấm trong VQG: như đốt rừng làm nương rẫy, sắn bắt

động vật quý hiếm … tại 3 thôn có 95,6 % số người biết đến những hoạt động bị cấm. Có 4,4 % không biết rõ ràng những hoạt động bị cấm trong vườn quốc gia. Số người không biết là 0 %.

+ Người dân cũng đã nhận thức được rằng khai thác các loại lâm sản sẽ dẫn

đến hủy diệt các loài động thực vật trong vườn quốc gia, có 94,4 % số người được hỏi biết rõ quan điểm này. Số người không biết chỉ chiếm 5,6 %.

Bảng 3.17. Những hành động cần thiết để bảo tồn ĐDSH

Hành động cần thiết Tỷ lệ % người được phỏng vấn Tuyên truyền cho người dân về giá trị của rừng

Cho vay vốn sản xuất với lãi xuất thấp Tăng cường cán bộ kiểm lâm và bảo vệ rừng

Giới thiệu những kỹ thuật/ ngành nghề sản xuất mới

33,1 %21,9 % 21,9 % 21,3 %

để tạo thu nhập ổn định cho nhân dân Ý kiến khác Nhà nước không cần làm gì cả 16,9 % 6,3 % 0,6 %

Người dân cũng đã ý thức được sự cần thiết phải tuyên truyền về các giá trị của rừng từ đó kêu gọi sự ủng hộ và cùng hành động của cả cộng đồng để bảo tồn ĐDSH. Bên cạnh đó người dân cũng cho rằng cần phải có vốn vay sản xuất để xóa đói giảm nghèo, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Ảnh hưởng từ vườn quốc gia tới đời sống của gia đình Tích cực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phỏng vấn cho thấy: 54,4 % số người được hỏi, trả lời rằng đời sống người dân được nâng cao hơn trước khi thành lập vườn quốc gia vì họ được hưởng lợi từ các dự án sinh kế cho cộng đồng, chỉ có 33,1 % trả lời không có gì ảnh hưởng tới gia đình họ và 12,5 % không biết (hoặc không trả lời).

Tiêu cực

Bảng 3.18. Hình thành VQG ảnh hưởng tới đời sống người dân vùng đệm

Những tác động Tỷ lệ % người được phỏng vấn

Không ảnh hưởng gì cả Bị tác động

Mất đất canh tác

Không được khai thác các sản phẩm rừng như trước kia

58,1 %41,9 % 41,9 % 43,3 % 56,7 %

Có 41,9 % người được hỏi cho rằng khi VQG Bidoup – Núi Bà được thành lập đời sống của họ đã bị ảnh hưởng trong đó 43,3 % số ý kiến cho rằng họ bị mất đất canh tác do việc quy hoạch thành lập VQG, còn 56,7 % số ý kiến cho rằng VQG đã thắt chặt quản lý không cho họ vào vườn khai thác như trước kia. Do đó khi thành

lập VQG, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho người dân ổn định kinh tế giảm sự phụ thuộc vào rừng.

- Dự án vùng đệm VQG

Dự án JICA chỉ hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật. Và có 86,9 % số người được hỏi trả lời họ được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình, dự án vùng đệm. Có 11,3 % ý kiến được hỏi là không được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án vùng đệm. Còn 1,9 % không biết đến các dự án. Bên cạnh đó, dự án vùng đệm có tác dụng làm giảm sự khai thác về tài nguyên ở VQG, đồng tình với quan điểm này có 86,9 %.

Trong đó, hợp phần thứ ba của dự án JICA là tiến hành thành lập quy ước thôn. Theo kết quả phỏng vấn thì có tới 93,1 % đồng ý với các hương ước trong thôn, vì Ban quản lý dự án đã họp dân và chính họ đưa ra các quy định trong hương ước. Chỉ có 6,9 % là không đồng ý với hương ước đưa ra.

Thảo luận:

Nhận thức của người dân về vai trò bảo vệ sinh thái của rừng không cao (chiếm 56,9 %) nhưng họ lại biết rất rõ các hình thức khai thác tài nguyên hiện nay trong VQG, khu vực khai thác. Họ cũng nhận thấy rằng để bảo tồn ĐDSH tại VQG cần phải ưu tiên cho công tác tuyên truyền về ĐDSH (33,1 %), bên cạnh đó cần tăng cường cán bộ kiểm lâm (21,3 %) và cho người dân vay vốn để đầu tư sản xuất (21,9 %) tạo thu nhập ổn định. Ngoài ra, khi hỏi về quyền lợi của cộng đồng nhận rừng thì hầu như cộng đồng chưa nắm hết và rõ về các quyền lợi của mình.

- Đánh giá chung

Bảng 3.19. Mức độ hiểu biết của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH Số lượng Tỉ lệ Mức độ hiểu biết Kém 75 46,9 % Trung bình 53 33,1 % Tốt 32 20 % Tổng 160 100 %

Bảng 3.19 cho thấy chỉ có 20 % người được hỏi có hiểu biết tốt về vai trò của rừng, việc thành lập VQG, ảnh hưởng từ VQG đến đời sống của cộng đồng và dự án vùng đệm VQG; 80 % là có hiểu biết trung bình (33,1 %) và kém (46,9 %). Thực hiện thống kê mức độ hiểu biết này với các yếu tố độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn.

Bảng 3.20. Mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ hiểu biết về bảo tồn ĐDSH

Độ tuổi Từ 16 đến

18 tuổi Từ 19 đến 55 tuổi Trên 55 tuổi Tổng Mức độ hiểu biết

Kém 10 52 13 75

Trung bình 10 37 6 53

Tốt 2 30 0 32

Tổng 22 119 19 160

Không có sự khác biệt về sự hiểu biết giữa các nhóm đối tượng có độ tuổi khác nhau.

Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ hiểu biết về bảo tồn ĐDSH

Giới tính Nam Nữ Tổng Mức độ hiểu biết Kém 37 38 75 Trung bình 26 27 53 Tốt 23 9 32 Tổng 86 74 160

Không có sự khác biệt về hiểu biết giữa hai nhóm đối tượng nam và nữ.

Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ hiểu biết về bảo tồn ĐDSH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học THCS THPT Khác Tổng Mức độ hiểu biết Kém 26 31 16 2 0 75 Trung bình 11 26 13 3 0 53 Tốt 1 1 14 11 5 32 Tổng 38 58 43 16 5 160

Bảng 3.22 cho thấy xu hướng hiểu biết tốt hơn ở nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ THPT trở lên so với nhóm đối tượng mù chữ và tiểu học. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ hiểu biết bằng kiểm định Chi bình phương cho thấy trình độ học vấn không liên quan đến mức độ hiểu biết về ĐDSH.

Tóm lại, cộng đồng đã có hiểu biết ban đầu nhưng chưa đầy đủ về bảo tồn ĐDSH. Các thông tin cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ là: vai trò bảo vệ sinh thái của rừng; ranh giới ngoài thực địa của VQG. Các yếu tố độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn không liên quan đến mức độ hiểu biết của cộng đồng.

Cộng đồng dân tộc K’Ho chủ yếu là lệ thuộc vào rừng. Đời sống vật chất và tinh thần của họ đang còn nhiều hạn chế. Do đó, sự hiểu biết và nhận thức về bảo tồn còn thấp. Đồng thời các hoạt động về bảo tồn ở đây chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút họ quan tâm đến công tác QLBVR và bảo tồn nên mức độ tham gia của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn còn hạn chế và hiệu quả của nó chưa cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 85)