Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 46)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp luận

2.2.1. Phương pháp luận

Đánh giá mức độ tham gia các hoạt động bảo tồn của cộng đồng và đề xuất giải pháp dựa trên cách tiếp cận văn hóa đa dạng sinh học (CB), để người dân giảm bớt vào rừng khai thác tài nguyên thiên nhiên từ đó tác động ít hơn đến ĐDSH và công tác bảo tồn sẽ tốt hơn.

Đa dạng văn hóa là một nền tảng cho bảo tồn đa dạng sinh học (Maolan Biosphere Reserve, 2007), được thể hiện Công ước ĐDSH tại nguyên tắc 2 và nguyên tắc 11, trong đó:

- Nguyên tắc 2: công tác quản lý phải được thực hiện từ cấp cao nhất cho tới cấp thấp nhất.

- Nguyên tắc 11: tiếp cận hệ sinh thái phải xem xét tất cả các dạng thông tin tương ứng, bao gồm kiến thức, các đổi mới và các thực tiễn của khoa học của cư dân bản địa và cư dân địa phương (Hồ Văn Cử, 2008).

Bảo vệ và phục hồi văn hóa đa dạng sinh học là rất quan trọng. Phương pháp để thúc đẩy văn hóa đa dạng sinh học bao gồm việc học tập giữa các thế hệ và các cuộc đối thoại cộng đồng để hồi phục kiến thức và phong tục tập quán gắn trong các nền văn hóa của người dân tộc thiểu số K’Ho nhằm tăng cường và bảo vệ đa dạng sinh học. Quá trình hội nhập đã làm cho kiến thức bản địa bị xói mòn. Cần phải hỗ trợ để thắp lại mối quan hệ giữa thanh thiếu niên và người lớn tuổi để đảm bảo rằng

thế hệ sắp tới giá trị kiến thức văn hóa của họ được đặt vào trong thực tế. Xây dựng những nhà lãnh đạo trẻ, phát triển họ thành những người bảo vệ đa dạng sinh học tốt nhất - về kiến thức và thực hành liên quan - và quyền của cộng đồng trong tương lai (Thematic Areas of Work, 2013).

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 46)