Vị trí địa lý
Nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50 km theo tỉnh lộ 723, nằm trong không gian mở rộng của TP. Đà Lạt khi thành phố được nâng cấp thành thành phố trực thuộc Trung ương.
- Từ 12000’04’’ đến 120 52’00’’ vĩ độ Bắc. - Từ 108017’00’’ đến 108042’00’’ kinh độ Đông.
- Phía tây và nam: giáp sông Serepok và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng.
- Phía bắc: giáp VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắc lắc. - Phía đông: giáp tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Diện tích
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha Phân khu dịch vụ hành chính: 8.707,47 ha
Ngoài ra, VQG Bidoup – Núi Bà còn được giao quản lý thêm 3.991,275 ha do Ban quản lý khu du lịch Đankia – Đà Lạt chuyển sang từ ngày 1/4/2011.
Tổng diện tích quản lý: 70.038,75 ha Diện tích vùng đệm: 39.387 ha Địa hình
Núi trung bình và núi cao, chia cắt mạnh, độ cao phổ biến 1.500 m - 1.800 m. Thủy văn
Nơi phát xuất sông Krông Nô, đầu nguồn sông Serepok là một nhánh quan trọng của sông Mê Kông.
Tài nguyên thiên nhiên
Là 1 trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Quốc gia. Là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia gồm các kiểu rừng đặc trưng của vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đa dạng về hệ sinh thái
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi TB - Rừng hỗn giao lá rộng - lá kim
- Rừng thưa cây lá kim - Rừng lùn đỉnh núi - Kiểu phụ rừng rêu - Các hệ sinh thái khác Đa dạng về loài
Thực vật
Tính đa dạng hệ thực vật danh lục thực vật bậc cao ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đã ghi nhận được 1.923 loài, thuộc 826 chi và 179 họ. Hệ thực vật của vườn được xem là phong phú bậc nhất Việt Nam.
- Các loài lan: gồm 258 loài, trong đó 26 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam, 2007), Nghị định 32/2006/NĐ - CP và Danh sách Đỏ IUCN.
a. Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 449 loài + Lớp Mộc lan (Magnoliopsida): 386 loài + Lớp Hành (Liliopsida): 63 loài
b. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 01 loài c. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 07 loài
d. Ngành Hạt trần (Pinophyta): 461 loài (thuộc 82 chi, 116 họ)
- Các loài đặc hữu: 96 loài, trong đó, 29 loài được đặt tên theo vùng địa lý gồm: 09 loài đặt tên theo Đà Lạt (dalatensis); 14 loài đặt tên theo Lang Biang (langbianensis); 06 loài đặt tên theo Bidoup (bidupensis).
Các loài đặc hữu hẹp ở Lâm Đồng, vùng phụ cận và Việt Nam là: Calanthe duyana Aver., Gastrodia major Aver. Efimov, Gastrodia punctata Aver., Zeuxine bidupensis Aver., Platanthera epiphytica Aver., Tre Lông Bidoup (Kinabaluchloa wrayi K.M. Wong).
Động vật
- Lớp thú: đã ghi nhận được 89 loài, thuộc 29 họ, 10 bộ. Trong đó, 30 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP, 30 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 55 loài có tên trong Danh sách Đỏ IUCN.
- Lớp chim: đã ghi nhận được 15 bộ, 43 họ, 220 loài. Trong đó, 14 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 17 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP và 213 loài có tên trong Danh sách Đỏ IUCN.
- Khu hệ lưỡng cư và bò sát: vùng Bidoup - Núi Bà hiện có 76 loài lưỡng cư và bò sát. Trong đó, lưỡng cư có 34 loài, 04 họ và 01 bộ; bò sát có 42 loài, 11 họ và 02 bộ. Theo Danh lục ếch, nhái và bò sát ở Việt Nam, vùng Bidoup - Núi Bà hiện có 06 loài lưỡng cư và 01 loài bò sát là đặc hữu ở Việt Nam, 02 loài lưỡng cư là các nguồn gien quý hiếm.
- Bướm: gồm 10 họ và 145 loài. Loài Bướm phượng đuôi kiếm đốm vàng (Teinopalpus aureus) có trong Phụ lục II của IUCN và Danh lục II của CITES; loài Bướm phượng cánh chim (Troides helena) có trong Danh lục II của CITES (Collins & Morris, 1985). Hai loài bướm này cũng có tên trong Sách đỏ Việt Nam (phần động vật) và Danh lục nhóm II theo Nghị định 32/2006/NĐ - CP. Đây là nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
- Côn trùng thủy sinh:bước đầu xác định các loài côn trùng thủy sinh tại vườn gồm 09 bộ, 43 họ và 71 giống.
Đa dạng về nguồn gien
Vườn quốc gia sở hữu nguồn gien lớn nhất Việt Nam (258 loài), nhiều của chúng là các loài đặc hữu với cao nguyên Đà Lạt (Bộ NN & PTNT, 2010).