4. Vì nhiệm vụ 22 300 150 707 5 Hợp tác000000
3.2.4. Tương tác giữa quản lý bảo vệ rừng và hiện trạng sinh kế của cộng đồng
Có sự tương quan hai chiều giữa quản lý bảo vệ rừng và tình trạng đói nghèo. Các Ban quản lý rừng cũng đã ký các hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ nghèo để tăng nguồn thu cho cộng đồng và thu hút họ vào các hoạt động quản lý bảo vệ và bảo tồn rừng. Nhưng theo các quy định hiện hành thì khả năng tiếp cận vào tài nguyên rừng để kiếm sống gần như bị cấm, nhất là những vùng đất nằm trên địa bàn quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà nên họ không thể vào rừng săn bắn, cưa gỗ, thu hái lan như trước kia. Khi nằm trong địa bàn của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim thì người dân địa phương bị kiểm soát các hoạt động vi phạm lâm luật chặt chẽ hơn nên khó tiếp cận được các tài nguyên thiên nhiên.
Trong mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, các cộng đồng sống trong và gần các khu bảo tồn đôi khi bị khống chế trong việc thực hiện một số hoạt động phát
triển của họ. Hơn thế nữa, người dân địa phương thường ít có cơ hội nói lên tiếng nói của mình khi lập các quyết định quản lý của các Ban quản lý rừng mặc dù các quyết định này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của họ.
Trong thực tế, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội nên đây là bài toán khó cho các nhà quản lý. Hiện nay, theo hướng sử dụng các giá trị gián tiếp từ rừng như chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES), giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD), cơ chế phát triển sạch (CDM), hoạt động du lịch sinh thái cũng là các hướng tiếp cận mới nhằm tăng thu nhập cho cộng đồng tại chỗ nhằm làm giảm xung đột giữa bảo tồn với phát triển. Nếu các cộng đồng địa phương không hiểu rõ lợi ích từ khu bảo tồn đối với đời sống của họ, họ sẽ không có động cơ đảm bảo sự tồn tại của chúng. Do vậy trong nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH thì cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền bảo vệ rừng và giáo dục môi trường để người dân hiểu rằng khi bảo vệ rừng tốt hơn thì rừng sẽ cung cấp nguồn nước cho cộng đồng chung quanh và chống xói mòn.
Hợp đồng bảo vệ rừng với các hộ gia đình để họ hưởng lợi về mặt tài chính từ việc quản lý bảo vệ rừng và nhờ đó độ che phủ của rừng ở một số khu vực có chiều hướng gia tăng. Hiện nay thông qua các chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng cũng như các chương trình dự án của các tổ chức quốc tế đã cung cấp một số lợi ích quan trọng giúp cho họ giảm nghèo. Tuy nhiên, cần lưu tâm đến tính hợp lý và bố trí hài hòa các nguồn vốn giao khoán quản lý bảo vệ rừng để tránh những bất cập và hiểu nhầm trong khoán QLBVR, cũng cần giải thích rõ cho người dân về từng chương trình giao khoán.
Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng đã làm xói mòn tài nguyên nhân văn và thay đổi văn hóa bản địa nên Nhà nước cần có các chương trình bảo tồn văn hóa bản địa để gìn giữ các truyền thống văn hóa và sử dụng văn hóa bản địa như là một nguồn tài nguyên du lịch sinh thái nhằm tăng thu nhập cho cộng đồng.
3.3. Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo tồn ĐDSHở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà