Thông tin về đối tượng phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 57)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Thông tin về đối tượng phỏng vấn

Phân bố theo nhóm tuổi cho thấy dân số các thôn nghiên cứu là một dân số trẻ có lực lượng lao động khá dồi dào. Trong đó độ tuổi lao động chính là từ 19 đến 55 tuổi. Độ tuổi được cho là lao động phụ từ 16 đến 18 tuổi nhưng trong thực tế thì đây cũng là nguồn lao động chính trong nhà vì họ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Số người được phỏng vấn theo cấp độ tuổi

Độ tuổi Đa Bla Đa Tro Đa Ra Hoa Tổng

Từ 16 đến 18 tuổi 6 10 6 22

Từ 19 đến 55 tuổi 30 45 44 119

Trên 55 tuổi 6 6 7 19

Tổng 42 61 57 160

Phần lớn số người được hỏi đều được học bậc tiểu học, sau đó là cấp trung học cơ sở. Số lượng người học cấp II và cấp III giảm dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau như nghèo nên không có tiền đi học, lười học hay vì trường xa nhà, không có nhu cầu đi học vì không thấy cần thiết. Số liệu về trình độ học vấn được phản ánh trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số người được phỏng vấn theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Đa Bla Đa Tro Đa Ra Hoa Tổng

Mù chữ 8 15 15 38 Tiểu học 12 22 24 58 TH cơ sở 14 17 12 43 TH phổ thông Khác Tổng 5 3 42 6 1 61 5 1 57 16 5 160

Hầu hết các hộ đều có khả năng nói tiếng Kinh nhưng khả năng đọc viết đều kém ngoại trừ các em đang trong độ tuổi đi học. Người dân lớn tuổi có khả năng giao tiếp bằng tiếng Kinh kém nên cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật và cập nhật các thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặt khác, học sinh ở đây độ tuổi đi học cũng là độ tuổi giúp gia đình tăng gia sản xuất nên thường đi học không đều, hay bỏ học giữa chừng, rất khó cho việc phổ cập giáo

dục. Vì thế, vấn đề nhận thức về bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương còn rất thấp.

Về thành phần kinh tế, những người nghèo ngoài việc thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, trình độ học vấn thấp thì họ còn lười lao động, thường xuyên uống rượu. Điều này cho thấy để phát triển thì người dân cũng cần phải tự lực để vươn lên chứ không thể chây lười, ỷ lại và trông chờ sự trợ giúp từ bên ngoài.

Số lượng người được đào tạo nghề thông qua trường lớp như trung cấp nghề hay các trường cao đẳng, đại học trong xã gần như rất hiếm. Điều này cũng lý giải tại sao người dân ở Đa Nhim không phát triển được dịch vụ. Bên cạnh đó thì số lượng người quan tâm đến các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, làm rượu cần cũng ngày càng mai một do giới trẻ đều không muốn tham gia các hoạt động này cùng với nguồn nguyên liệu ngày càng khó khai thác. Đối với thôn Đa Bla do đạo Tin Lành không cho phép người dân làm rượu cần và uống rượu cần nên nghề làm rượu cần không còn tồn tại.

Thảo luận:

Các chương trình làm nhà và xây dựng hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc) bằng các chương trình 134, 135 đã làm thay đổi cuộc sống của cộng đồng nơi đây. Đời sống người dân từng bước được cải thiện vì tiếp cận dễ dàng với kỹ thuật, thị trường, các thông tin thông qua đài phát thanh, truyền hình. Mặt trái của vấn đề là họ không còn giữ được các nếp nhà sàn và thanh niên chỉ thích hát karaoke hoặc nghe nhạc trẻ. Văn hóa truyền thống bị xói mòn cũng làm mất các tri thức địa phương và khả năng của người dân trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch. Ở tất cả các thôn, người dân không muốn đi xa nhà để học nghề và ít người muốn học các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, làm gùi … do đó khả năng thu nhập bằng phi nông nghiệp là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w