Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 82)

4. Vì nhiệm vụ 22 300 150 707 5 Hợp tác000000

3.2.1.6. Đánh giá chung

Thực hiện thống kê hình thức tham gia với yếu tố độ tuổi, thành phần dân tộc; mức độ tham gia với yếu tố giới tính bằng kiểm định Chi bình phương trên Excel cho thấy: giữa hình thức tham gia và độ tuổi, thành phần dân tộc; mức độ tham gia và giới tính có mối liên hệ với nhau ở độ tin cậy p = 0,05.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia - Thuận lợi:

+ Có sự đổi mới trong phương pháp tiếp cận quản lý tài nguyên của các cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền, nên vai trò của cộng đồng đã được coi trọng đúng mức. Từ đó, đã có nhiều cơ hội cho cộng đồng dân cư tham gia vào công tác QLBVR và phát triển rừng.

+ Chiến lược phát triển lâm nghiệp của Nhà nước có sự chuyển hướng: từ lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội thông qua một loạt các chính sách liên quan (chính sách giao đất khoán rừng, định canh định cư, hỗ trợ miền núi, tín dụng ưu đãi…) đã tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực của người dân.

+ Được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan trên địa bàn.

+ Do những đặc thù về điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế phát triển chậm nên cũng được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chú ý giúp đỡ thông

qua các chương trình, dự án đầu tư trực tiếp cho dân, làm cho người dân có thêm nguồn lực để tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

- Khó khăn:

+ Chưa có các chính sách cụ thể, đồng bộ nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực vào quản lý rừng, đặc biệt là chính sách hưởng lợi. Chính sách còn chung chung, nên người dân thấy chưa hấp dẫn.

+ Số hộ tham gia nhận khoán đang tăng lên nên số tiền các hộ nhận được từ hoạt động bảo vệ rừng đang giảm đi. Hơn một nửa (58 %) số người được hỏi cho rằng mức chi trả cho hoạt động khoán QLBV rừng như hiện nay là còn quá thấp. Định mức cho trồng rừng, chăm sóc rừng cũng còn rất thấp. Điều đó hạn chế sự tham gia của người dân trong các hoạt động này.

+ Người dân chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia vào quá trình bảo vệ rừng. Họ chỉ làm các công việc được giao, được phân công từ đối tượng chủ rừng là chính. Họ xem vai trò của mình là người làm công và nhận tiền công thay vì làm chủ thật sự việc quản lý bảo vệ rừng.

+ Người dân địa phương vẫn chưa thể hiện được vai trò và sự tham gia của mình trong mọi lĩnh vực của hoạt động quản trị rừng như: quy hoạch quản lý phát triển tài nguyên rừng, tham gia tiến trình đàm phán về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình nhận khoán quản lý bảo vệ rừng về cách thức tham gia, quyền lợi và những nghĩa vụ cụ thể, minh bạch trong hoạt động quản trị rừng cũng như cách thức tổ chức và triển khai hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên diện tích rừng nhận khoán.

Hạn chế từ phía người dân

Muốn cho người dân tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp thì họ phải có những điều kiện cần thiết cơ bản, đó là nguồn lực, kiến thức và thể chế. Trong đó, nguồn lực và kiến thức là điều kiện nội tại. Nhưng người dân ở những vùng này cuộc sống đang còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn lực đầu tư cho phát triển lâm nghiệp rất ít ỏi. Mặc dù, các đơn vị quản lý đã có mở một số lớp tập huấn cho dân

để nâng cao kiến thức, song ngay các đơn vị này cũng hạn chế về kinh phí đào tạo. Chủ yếu họ dựa vào nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án nước ngoài.

Hạn chế về cơ chế

Cơ chế chia sẻ lợi ích: hiện tại, giá trị giao khoán được lấy từ phí môi trường rừng, và được phân bổ như sau:

- 10 % cho bộ máy của Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- 81 % là cho người dân nhận khoán nhưng không thật sự chịu trách nhiệm khi để xảy ra mất rừng do cháy, bị khai thác trộm, bị chuyển đổi mục đích sử dụng … chỉ trừ khi họ chính là người gây nên các hoạt động dẫn đến mất rừng nêu trên. Người dân cũng không được hưởng các giá trị tăng thêm của việc quản lý bảo vệ rừng giao. Với mức chi trả như hiện nay (8,6 triệu đồng/hộ/năm) thì chưa thật sự hấp dẫn người dân địa phương tham gia.

- Chủ rừng được hưởng 9 % phí dịch vụ môi trường và phần giá trị tăng thêm (gỗ) của tài nguyên rừng.

- Các đơn vị khác như Kiểm Lâm, UBND xã không được hưởng lợi gì từ các hoạt động quản trị này.

Việc giao đất lâm nghiệp

Việc giao đất lâm nghiệp đã thực hiện tốt. Tuy nhiên, một thực tế đã diễn ra ở xã Đa Nhim và nhiều nơi trong nước là hiện tượng tranh chấp đất đai giữa các chủ thể sử dụng vẫn xảy ra, việc qui hoạch SDĐ nhiều nơi chưa được tiến hành, nên việc giao đất còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn vì:

- Diện tích, ranh giới các loại đất chưa xác định.

- Chưa có qui hoạch cụ thể cho các mục đích sử dụng đất. - Chủ thể sử dụng chưa rõ ràng.

Sự tham gia quản lý của cộng đồng đã được thực hiện tương đối tốt và khẳng định cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý bảo vệ tại VQG.

Quy định về bảo vệ cần phải kết hợp hài hòa giữa vấn đề bảo vệ và phát triển kinh tế, phải chú ý đến lợi ích của người dân cũng như của cả cộng đồng.

Quy ước, hương ước phải do chính người dân xây dựng, có như vậy mới được áp dụng bền vững trong cuộc sống. Khi tham gia vào các dự án sinh kế người dân thực sự được mang đến việc làm cũng như thu nhập cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w