Thái độ và kỳ vọng của cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 90)

4. Vì nhiệm vụ 22 300 150 707 5 Hợp tác000000

3.2.2.2.Thái độ và kỳ vọng của cộng đồng

- Đóng góp kinh phí

Câu hỏi được đưa ra trong bối cảnh đã kêu gọi cộng đồng đóng góp vào quỹ phát triển thôn.

Hình 3.12. Biểu đồ đóng góp kinh phí cho quỹ phát triển thôn (VDF)

55,6 % đồng ý đóng góp tiền vào quỹ phát triển thôn. Số tiền cụ thể và số lần đóng góp là 10.000 đồng/người/tháng được cộng đồng đề nghị họp bàn thống nhất. Điều này cho thấy thái độ tích cực của cộng đồng. Còn lại 44,4 % không đồng ý đóng góp. Các lý do của việc đồng ý/không đồng ý đóng góp được thể hiện tại Bảng 3.23.

Bảng 3.23. Lý do đồng ý/không đồng ý đóng góp cho quỹ phát triển thôn

Đồng ý đóng góp Có Không Tổng Lý do Cùng chia sẻ lợi ích 57 64 % 57 35,6 % Khác 7 8 % 4 5,6 % 11 6,9 % Thấy người khác làm 25 28 % 32 45,1% 57 35,6 %

Không có khả năng tài chính 14 19,7% 14 8,8 %

Không tin tưởng hiệu quả mô hình 21 29,6% 21 13,1 %

Tổng 89 100% 71 100 % 160 100 %

Các lý do đối với quyết định đồng ý đóng góp tại Bảng 3.23 cho thấy các thành viên đã hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc đóng góp (64 % hiểu rằng đóng góp để cùng chia sẻ lợi ích). Tuy nhiên còn một bộ phận (28 %) đóng góp vì các thành viên khác cũng đóng góp. Tương tự, đối với quyết định không đóng góp, bên cạnh các lý do xuất phát từ chính bản thân như không có khả năng tài chính (19,7 %) và không tin tưởng vào hiệu quả mô hình (29,6 %) thì 45,1 % quyết định bị ảnh hưởng bởi người khác.

- Thái độ về các hoạt động bảo tồn

Tuy rằng nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong cộng đồng dân cư rất khác nhau, nhiều mặt còn hạn chế, nhưng thái độ của từng người dân về các hoạt động bảo tồn ĐDSH là rất rõ ràng, hài lòng hay không hài lòng họ đều đưa ra lý do theo hiểu biết của riêng mình. Có 133/160 (83,1 %) ý kiến hài lòng. Một mặt, họ cho rằng các hoạt động bảo tồn để bảo vệ rừng là chính sách Nhà nước, là người dân phải chấp hành, mặt khác nhiều người cũng hiểu được giá trị của việc bảo vệ rừng đối với đời

sống và sản xuất của con người. Số ít người tỏ thái độ không hài lòng vì họ lo lắng các hoạt động làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn.

Bảng 3.24. Tổng hợp các ý kiến về sự bày tỏ thái độ của người dân về các hoạt động bảo tồn ĐDSH

Số ý kiến hài lòng/Lý do Số ý kiến không hài lòng/Lý do - 133

- Lý do: bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước; bảo vệ tài nguyên có lợi cho toàn dân; tăng thu nhập; ý thức bảo vệ rừng của người dân sẽ cao hơn; chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ tài nguyên rừng cho con cháu mai sau.

- 27

- Lý do: bị cấm chăn thả trâu bò; thiếu đất làm nương rẫy; không được lấy gỗ và củi; không được vào rừng không có việc làm; không cho dân khai thác một số lâm sản như phong lan, dương xỉ, nhựa thông … sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong vùng.

- Kỳ vọng

Có 24,4 % cá nhân tham gia nhưng không có kỳ vọng, đây là một sức ép đối với các hoạt động vì nếu xuất phát từ một động lực nào đó thì cộng đồng sẽ có động thái tích cực hơn. 75,6 % còn lại liệt kê các kỳ vọng của họ tại Hình 3.13.

Hình 3.13. Biểu đồ các kỳ vọng của cộng đồng

Các kỳ vọng của cộng đồng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu mà các chương trình hướng đến. Tuy nhiên, chỉ 14 % cá nhân đề cập đến việc bảo vệ rừng. Bên cạnh các kỳ vọng, 73,1 % đối tượng khảo sát có những băn khoăn về tiền trả khoán bảo vệ không công bằng và thời gian chi trả chậm trễ (63,2 %), kỹ năng chưa tốt (21,4 %), khả năng tiêu thụ sản phẩm (15,4 %). Tổ chức được cộng đồng cho rằng có thể hỗ trợ họ là dự án và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, có đến 26,9 % người được hỏi không biết là cần hỗ trợ thêm những gì vì theo họ đó là công việc của Ban quản lý.

Nhìn chung, cộng đồng có thái độ tích cực đối với việc đóng góp cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH nhưng chỉ dừng ở chỗ tham gia các hoạt động đã được vạch

sẵn, tính chủ động là chưa có. Việc thiếu thông tin cũng là nguyên nhân khiến cộng đồng không mạnh dạn tin tưởng vào các hoạt động.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 90)