Sự biến đổi về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 67)

Thực tế cho thấy, đặc trưng rất quan trọng cho hoạt động của con người là có tính tổ chức và được diễn ra trong tổ chức. Vì thế, tổ chức là kết quả tất yếu của sự liên hợp, liên kết hoạt động của các thành viên theo một mục tiêu, mục đích, trật tự nhất định để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người. Với lý do đó, để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế, của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân, Hội Nông dân cần phải tiến hành đổi mới tổ chức của mình. Việc đổi mới tổ chức của Hội Nông dân cần phải đạt được mục đích là Hội thực hiện tốt hơn vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống chính trị trong giai đoạn mới của cách mạng.

Trong giai đoạn trước đổi mới, tổ chức của Hội Nông dân chưa được củng cố và hoàn thiện, nên sự tồn tại của Hội chỉ là danh nghĩa, là hình thức. Vì thế, có lúc Hội Nông dân được tồn tại như một tổ chức chính trị – xã hội độc lập, khi thì lại bị đồng nhất, hoặc sáp nhập vào các tổ chức khác. Chính vì những lý do trên, tổ chức của Hội Nông dân khi đó vừa có tính hình thức, vừa không có hiệu quả, vì bộ máy được lập ra không xuất phát từ nhiệm vụ. Giai đoạn này tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân tập thể đã bị Nhà nước hoá nặng nề, còn hoạt động của nó thì vừa bị hành chính hoá, vừa có tính hình thức và không hiệu quả.

Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc kế thừa có chọn lọc những cái còn phù hợp của giai đoạn trước, Hội Nông dân cần phải sớm khắc phục những cái chưa hợp lý của tổ chức để xây dựng Hội lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trước hết, Hội Nông dân cần phải không ngừng xây dựng và củng cố vững chắc cơ sở và nền tảng của mình là cấp cơ sở Hội. Bên cạnh việc xây

dựng và củng cố tổ chức cơ sở Hội, Hội cần phải xây dựng và củng cố các ban chấp hành, các đơn vị sự nghiệp ở các cấp Hội, có phương hướng phát triển hội viên mới phù hợp với giai đoạn mới. Ngoài ra, Hội cần phải thiết kế tổ chức, bộ máy của Hội cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhất là phải khắc phục được tình trạng Nhà nước hoá tổ chức, bộ máy của Hội để nó hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho giai cấp nông dân đang có sự phân hoá giai cấp. Đồng thời, Hội cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ Hội đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu đồng bộ, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sạch và có phong cách, năng lực công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Phương thức hoạt động là phương pháp, hình thức của con người và tổ

chức tiến hành các hoạt động; còn phương pháp là cách thức tiến hành công việc, hoạt động của con người và tổ chức, do con người sáng tạo ra nhằm đưa hoạt động của mình đạt hiệu quả. Do đó, phương thức hoạt động thuộc về chủ quan của chủ thể hoạt động. Như vậy, phương thức hoạt động của Hội Nông dân là phương pháp và hình thức tiến hành mọi hoạt động của tổ chức Hội

Nông dân. Mối quan hệ biện chứng giữa phương thức hoạt động với điều kiện

sinh hoạt vật chất cho thấy, khi điều kiện vật chất, bao gồm cả vật chất dưới dạng xã hội, hạ tầng cơ sở có sự thay đổi thì phương thức hoạt động của con người và tổ chức cũng nhất thiết phải có sự thay đổi cho phù hợp.

Thực tiễn hoạt động của Hội Nông dân cho thấy, phương thức hoạt động

của Hội đã có sự biến đổi quamỗi giai đoạn khác nhau của đất nước. Giai đoạn trước đổi mới, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nên phương thức hoạt động của nó không được xác định rõ ràng, vì hoạt động của nó bị lấp sau hoạt động đích thực của các tổ chức khác, nhất là của các HTX. Giai đoạn hiện nay, phương thức hoạt động của Hội lại gắn với nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

và sự biến đổi của nông dân, vì thế, “Hội Nông dân phải là thành viên tích cực thực hiện các chương trình về kinh tế - xã hội nông thôn...” [93, tr. 26].

Trong giai đoạn đổi mới, từ khi Đảng đã cho phép Hội Nông dân tiến hành đại hội toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1988, Hội đã chính thức bước vào thời kỳ phát triển có sự nhảy vọt về chất; cũng từ đây, Hội đã có sự đổi mới về chất

trong phương thức hoạt động của mình. Việc biến đổi phương thức hoạt động

của Hội đã được tiến hành đồng bộ từ đổi mới nội dung đến đổi mới phương

pháp, hình thức và phong cách hoạt động. Thực tiễn cho thấy, sự biến đổi

phương thức hoạt động của Hội được thể hiện rõ nhất qua các mặt sau đây:

Về mặt nội dung, Hội Nông dân cần phải chủ động hướng các mặt công

tác cơ bản của Hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,

chăm lo đến đời sống mọi mặt của hội viên, nông dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, tham gia tích cực vào quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội và quá trình hội nhập quốc tế. Chẳng hạn, Hội cần đẩy mạnh “Phong trào hộ nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giầu chính đáng; phong trào nông dân xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng làng, ấp, bản, xã văn hoá và phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh” [47, tr. 59 - 66].

Bên cạnh đó, Hội Nông dân cần phải đổi mới nội dung sinh hoạt theo

hướng mở rộng dân chủ trong thảo luận các kế hoạch, chủ trương công tác, giải quyết các vấn đề bức xúc do sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân đặt ra; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của hội viên, nông dân; bàn cách giúp đỡ nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giầu chính đáng; tăng cường đoàn kết, hợp tác để phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao mức sống của hội viên, nông dân; bàn cách thực hiện tốt phong trào xây dựng nông thôn mới và tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ nông dân…

Về mặt phương pháp, Hội cần chủ động đa dạng hoá các cách thức tiến

động, khoa học, sáng tạo, nâng cao tính tự chủ gắn liền với nâng cao tính kỷ

luật, kỷ cương, gắn sự phân công, phân cấp rõ ràng với sự phối hợp công tác

nhịp nhàng giữa các cấp Hội, gắn việc chăm lo lợi ích thiết thân của hội viên với thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội. Chẳng hạn, Hội không nên vận động, tuyên truyền hội viên, nông dân có tính chung chung mà Hội cần phải phối hợp và kết hợp với các tổ chức khác để tổ chức, hướng dẫn hội viên thực hiện sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giầu chính đáng, giải quyết tình trạng thất nghiệp, tình trạng khó khăn tiêu thụ nông sản cho nông dân, kiên quyết đấu tranh với nạn chảy máu đất nông nghiệp, với tình trạng tham nhũng, mất dân chủ và tệ nạn xã hội ở nông thôn...

Về mặt hình thức, Hội Nông dân cần chủ động đa dạng hoá các hình thức

hoạt động, từ hoạt động sử dụng các phương tiện, công cụ truyền thống đến

những hoạt động cần có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, từ hoạt động có tính tự chủ, đến các hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp, liên kết với các tổ chức khác, nhất là Hội đã biết chủ động tranh thủ kết hợp giữa nội lực và ngoại lực trong mọi hoạt động của Hội để tổ chức, hướng dẫn nông dân có hiệu quả. Chẳng hạn, Hội nên kết hợp sử dụng cả hình thức tuyên truyền miệng cho hội viên, nông dân về những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với việc xây dựng và nhân điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên thực tế…

Về phong cách hoạt động, Hội cần chủ động đổi mới từ phong cách hoạt

động nặng tính hành chính có tính mệnh lệnh, hình thức trước đây sang sử dụng

phong cách dân chủ, khoa học, sâu sát, thiết thực, cụ thể và coi trọng hiệu quả.

Đặc biệt là Hội cần phải chủ động xây dựng phong cách hoạt động sâu sát cơ

sở, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm trọng tâm cho mọi hoạt động của Hội Nông

dân. Chẳng hạn, Hội Nông dân cần đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đến tận các chi Hội, tổ Hội theo phương châm chủ đạo là

phải “Bằng cách vận động nông dân, chăm lo những lợi ích thiết thực, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng và đấu tranh với những bất công xã hội làm cho

nông dân tin ở Hội, thấy cần có Hội và gắn bó với Hội” [79, tr.214].

Kết luận chương 1

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân nước ta, nên nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân tất yếu sẽ tác động đến Hội và làm hình thành nên các đặc điểm của Hội hiện nay.

Do đối tượng, phạm vi nghiên cứu quy định và bằng cách tiếp cận từ mối

quan hệ giữa Hội Nông dân với các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai

cấp nông dân nước ta, luận án đã đưa ra các đặc điểm chủ yếu của Hội Nông

dân giai đoạn hiện nay như sau:

Thứ nhất, biến đổi về cơ sở giai cấp – xã hội của Hội Nông dân; thứ hai,

biến đổi về vị trí và vai trò của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị; thứ ba,

biến đổi về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Nông dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 67)