Giải pháp giáo dục và tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 134 - 136)

Hội Nông dân thực hiện giải pháp này nhằm để khắc phục những hạn chế,

bất cập về bản lĩnh chính trị và phong cách công tác của cán bộ Hội hiện nay.

Trước hết, các cấp Hội Nông dân cần phải thường xuyên đẩy mạnh việc

giáo dục, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp về ý thức chính trị kiên trì mục tiêu đổi mới, kiên định mục tiêu định hướng XHCN và mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, kiên định sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế…, quán triệt cán bộ Hội các cấp về việc tích cực tuân theo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – nông thôn – nông dân, quán triệt cho cán bộ Hội về sự cần thiết phải học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sự cần thiết học tập tấm gương của các thế hệ cán bộ Hội đàn anh trong cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây, giải thích cho cán bộ Hội hiểu rõ về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội, tuyên truyền cho cán bộ Hội về truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc và về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của giai cấp nông dân và Hội Nông dân. Qua đó có thể xây dựng cho cán bộ Hội phẩm chất chính trị

vững vàng, sự tin yêu, gắn bó với giai cấp nông dân, với tổ chức Hội và công tác Hội, có thể xây dựng cho cán bộ Hội bản lĩnh chính trị vững vàng, sự dũng cảm, tự tin trong công tác, sẵn sàng vượt qua mọi cám dỗ, sự đe doạ, khó khăn để có thể vững vàng trong công tác và có thể công tác tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tiếp đó, các cấp Hội cần phải tăng cường bồi dưỡng về đạo đức cách

mạng, tuyên truyền, giáo dục về lối sống mới, về nếp sống văn hoá, tăng cường rèn luyện thể lực và trí lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp để họ có thể tự xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng, trí tuệ và sức khoẻ cho bản thân mình. Đồng thời, các cấp Hội cần phải thường xuyên phát động phong trào học tập theo gương những cán bộ công tác tốt, dũng cảm đấu tranh vì

quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, nông dân cũng như những điển hình cán bộ gắn bó công tác Hội và với phong trào quần chúng. Qua đó xây dựng cho đội ngũ cán bộ Hội phong cách sâu sát với cơ sở và hội viên, nông dân để họ có thể góp phần giải quyết những bức xúc của nông dân hiện nay.

Thực tiễn hoạt động của Hội cho thấy, cơ sở Hội là đơn vị hoạt động cơ bản của Hội, là nền tảng của tổ chức Hội, là nơi diễn ra mọi hoạt động của Hội nói chung, của đội ngũ cán bộ Hội nói riêng, vì thế con đường hiệu quả và đúng đắn nhất để xây dựng phong cách công tác phù hợp cho cán bộ Hội là “theo hướng chuyển mọi hoạt động về cơ sở và gắn bó hội viên với tổ chức Hội” [79, tr.213]. Từ đó cho thấy, nếu như phong cách công tác của cán bộ Hội cấp trên có tính quan liêu, thì họ dễ thực hiện công việc chỉ đạo cấp dưới theo cách đưa chủ trương công tác có tính áp đặt một cách chủ quan, duy ý chí cho cấp cơ sở Hội, mà không quan tâm đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của đông đảo hội viên, nông dân, của cơ sở Hội cũng như khả năng triển khai thực hiện nó sao cho có hiệu quả, thì chủ trương đó của cán bộ Hội cấp trên sẽ mâu thuẫn với nhu cầu

và khả năng thực hiện chúng của cán bộ cơ sở Hội và hội viên, nông dân.

Chính vì thế, trong khi cán bộ Hội cấp trên càng muốn đưa các chủ trương công tác đó của mình xuống cấp cơ sở Hội bao nhiêu, thì ngược lại, cán bộ cấp cơ sở Hội, hội viên, nông dân lại càng khó quán triệt và càng ít khả năng thực hiện chúng bấy nhiêu. Nguyên nhân của tình trạng này ở chỗ các chủ trương công tác đó của cán bộ Hội cấp trên, đã trở nên quá xa lạ với cấp cơ sở Hội, với

hội viên, nông dân (do không sâu sát cơ sở), vì thế họ đã không muốn tiếp thu

và thực hiện; còn khi buộc phải thực hiện, thì sự thực hiện đó cũng sẽ không hiệu quả, mà chỉ mang tính hình thức, đối phó.

Hội Nông dân cần phải chú trọng giáo dục, tuyên truyền đối với hai loại cán bộ có vị thế đặc biệt là cán bộ cấp TW Hội và cán bộ cấp cơ sở Hội. Theo đó, đối với cán bộ cấp TW cần phải được giáo dục, tuyên truyền về bản lĩnh và

phong cách công tác theo chuyên đề sâu để họ có nhận thức ở tầm lý luận cao; còn đối với cán bộ cấp cơ sở Hội cần phải giáo dục, tuyên truyền về bản lĩnh và phong cách công tác bằng những tấm gương cụ thể, thiết thực có tính nêu gương, có thể học tập, noi theo dễ dàng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)