Tác động đến điều kiện vật chất

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 104 - 106)

Điều kiện vật chất có mối quan hệ chặt chẽ đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa điều kiện vật chất với việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Trong giai đoạn đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây, do hoàn cảnh đấu tranh bí mật, nguy hiểm và chiến tranh khốc liệt nên điều kiện vật chất cho hoạt động của tổ chức Hội và đội ngũ cán bộ Hội rất eo hẹp, thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đó tổ chức Hội và cán bộ Hội đã cố gắng vượt qua điều đó để góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong thời kỳ thực hiện kinh tế tập thể trước đây, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, nên tổ chức, bộ máy của Hội đã không được xác định rõ, mà chỉ có tính hình thức, hoạt động của cơ sở Hội thường bị lấp sau những hoạt động đích thực của các tập đoàn sản xuất và HTX nông nghiệp. Vì thế, điều kiện vật chất của Hội ở cơ sở cũng là của HTX, còn ở những cấp cao hơn, điều kiện vật chất cho Hội và cán bộ Hội hoạt động phụ thuộc vào ngân sách cấp, nên rất eo hẹp, thiếu thốn.

Giờ đây, khi đất nước tiến hành đổi mới, mở của và hội nhập, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, sự tác động của sự biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, về tổ chức và phương thức

hoạt động của Hội, đòi hỏi Hội phải có điều kiện vật chất phù hợp để hoạt

động.

Hội Nông dân là một tổ chức chính trị – xã hội, nên kinh phí hoạt động và phụ cấp công tác và lương cho cán bộ từ chủ tịch cấp cơ sở trở lên đều do ngân sách Nhà nước cấp. Đây là một điểm đặc thù của Hội Nông dân Việt Nam so với các tổ chức xã hội thuần tuý ở nước ta như Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh…; khi so với Hội Nông dân các nước khác, nhất là Hội Nông dân của các nước TBCN. Đó là trong khi điều kiện vật chất của Hội Nông dân Việt Nam là do ngân sách Nhà nước cấp, thì Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh… lại phải tự lo kinh phí, vì đó là các tổ chức xã hội thuần tuý, tổ chức phi chính phủ. Tương tự, Hội Nông dân các nước TBCN là các tổ chức phi chính phủ, là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động theo phương thức tự trang trải kinh phí.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của các tổ chức, trong đó có Hội Nông dân cho dù trực tiếp, hay gián tiếp đều gắn với những nguồn thu nhất định theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội của nông dân, hoạt động của Hội Nông dân cần phải gắn với nông nghiệp và nông dân. Vì thế, dưới tác động của các nhân tố này, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Hội Nông dân không được thoát ly hẳn yếu tố nghề nghiệp. Do đó, mặc dù không phải là tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhưng để vận động, tuyên truyền, tổ chức và hướng dẫn nông dân tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội, Hội Nông dân cần phải thực hiện các hoạt động dịch

vụ kinh tế cho hội viên, nông dân.

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, Hội Nông dân cần phải đẩy mạnh hoạt động trên để tăng thêm nguồn thu nhằm bổ sung kinh phí hoạt động

của Hội và giải quyết một phần phụ cấp của những cán bộ Hội chưa được hưởng phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, để tiến tới trong tương lai không xa Hội Nông dân có thể tự trang trải kinh phí cho hoạt động của mình. Đây là một định hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức Hội trong cơ chế thị trường, phù hợp với sự phát triển tất yếu của các tổ chức chính trị – xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Có thể thấy, chừng nào kinh phí hoạt động của Hội Nông dân nói riêng, của các tổ chức chính trị – xã hội nói chung còn bị phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, thì chừng đó các tổ chức này vẫn tạo ra gánh nặng cho ngân sách, thì chừng đó họ sẽ khó có tiếng nói khách quan trong khi thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội của mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)