Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội phải đổi mới từng bước để đáp ứng nội dung và phương thức hoạt động của Hội Nông dân; phải gắn

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 131 - 133)

ứng nội dung và phương thức hoạt động của Hội Nông dân; phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng và đổi mới tổ chức, bộ máy của Hội

Thực tiễn công tác Hội chỉ ra rằng, trong giai đoạn đất nước có bước

chuyển cách mạng từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công

nghiệp theo hướng hiện đại, nội dung và phương thức hoạt động của Hội Nông dân đã có sự thay đổi rất mạnh mẽ để phù hợp với bước chuyển đó. Thực tiễn đó cũng cho thấy, giữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội Nông dân có mối quan hệ khăng khít, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bởi nếu không có đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, thì việc đổi mới trên của Hội sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn; trái lại, việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội sẽ là tác nhân tích cực cho đổi mới việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”, cho nên cán bộ tốt sẽ làm cho công việc của tổ chức trôi chảy, có chất lượng và hiệu quả cao; trái lại, cán bộ kém sẽ làm cho công việc của tổ chức bị ngưng trệ, không có chất lượng, hiệu quả công việc kém, thậm chí không có hiệu quả. Vì thế, để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội, Hội nhất thiết phải đổi

mới từng bước việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội để đáp ứng và phù hợp với

quá trình đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội Nông dân.

Bộ máy của một tổ chức được xem là công cụ chính để tổ chức đó thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của mình. Do đó, như một quy luật tất yếu là bộ máy càng tinh gọn, hiệu lực, càng làm cho tổ chức đó hoạt động có hiệu quả hơn. Dĩ nhiên, nói đến tổ chức, bộ máy không chỉ nói đến bộ máy thuần tuý, mà cần phải nói tới linh hồn của nó là

con người, là vấn đề nhân sự của tổ chức. Nhân sự của một tổ chức bao gồm nhân sự lãnh đạo, quản lý, điều hành, các chuyên gia và các nhân sự thừa hành các nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức, bộ máy. Mối quan hệ giữa bộ máy và nhân sự là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít, cái này là cơ sở, tiền đề tồn tại cho cái kia. Chính vì thế, trong quá trình lựa chọn các mô hình, cách thức xây dựng bộ máy của một tổ chức, cần phải chú ý đầy đủ đến mối quan hệ trên.

Việc lựa chọn mô hình, cách thức xây dựng tổ chức bộ máy của một tổ chức có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn đến phương thức và hiệu quả hoạt động của tổ chức; đồng thời, nó còn ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp đến việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và việc xây dựng đội ngũ nhân sự của tổ chức đó. Vì thế, giữa đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức của tổ chức đó luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Do vậy, khi xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức cần phải gắn nó với việc nâng cao chất lượng và đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy của tổ chức đó.

Giữa tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân với đội ngũ cán bộ Hội luôn có mối quan hệ khăng khít, gắn bó, bổ sung cho nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện ở chỗ: đội ngũ cán bộ Hội là người lập ra tổ chức, bộ máy và điều hành tổ chức, bộ máy đó nhưng khi tổ chức, bộ máy đó đã ra đời thì đội ngũ này lại phải chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức, bộ máy. Khi đó, tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân sẽ quyết định phương hướng, nhiệm vụ, hành động của đội ngũ cán bộ Hội; tổ chức, bộ máy buộc họ phải hoạt động theo nguyên tắc và những khuôn khổ nhất định. Do vậy, nếu tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân được lập ra một cách khách quan, khoa học thì nó sẽ giúp cho sức mạnh của đội ngũ cán bộ Hội được nhân lên gấp bội; ngược lại, nếu tổ chức, bộ máy đó được lập ra vì những toan tính cá nhân, không vì công việc sẽ xẩy ra hậu quả là chính tổ chức, bộ máy đó sẽ suy yếu, sức mạnh của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân sẽ bị hạn chế, thậm chí bị mất tác dụng.

Chính vì sự ràng buộc này, nên đội ngũ cán bộ Hội chỉ có sức mạnh khi gắn mình với tổ chức, bộ máy và nhân danh tổ chức, bộ máy; còn ngược lại, tổ chức, bộ máy mạnh sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thêm sức mạnh. Vì thế, nếu tách khỏi tổ chức, bộ máy của Hội thì cán bộ Hội sẽ mất hết sức mạnh quyền lực, hiệu lực do tổ chức, bộ máy tạo ra. Mối quan hệ giữa tổ chức, bộ máy và cán bộ Hội còn thể hiện ở chỗ cán bộ tốt, cán bộ có năng lực, trình độ cao sẽ giúp cho tổ chức, bộ máy mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả hơn. Đây là sự tác động trở lại của cán bộ, của vấn đề nhân sự đối với tổ chức, bộ máy. Như trên đã nói, tổ chức, bộ máy là do con người lập ra và điều hành; khi tổ chức, bộ máy thiếu bàn tay điều hành của cán bộ thì chỉ là một bộ máy chết. Cho dù khi đã được lập ra, tổ chức, bộ máy luôn chế tài mọi hoạt động của cán bộ Hội, buộc cán bộ phải tuân theo nguyên tắc hoạt động của nó.

Song, với vai trò là chủ thể quản lý, là người vận hành tổ chức, bộ máy đó, đến lượt mình, cán bộ Hội sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, bộ máy, thậm chí nhiều khi quyết định tới hiệu quả công việc, tới việc thành bại

của tổ chức, bộ máy. Điều này đã được V.I. Lênin chỉ rõ: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [60, tr. 449]. Điều này cũng đã từng được Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ là cái gốc của mọi

công việc, mọi sự thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy,

để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm nhiệm vụ trong bước chuyển có tính

cách mạng của đất nước, Hội Nông dân cần phải tuân thủ nghiêm túc quan

điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội phải luôn gắn chặt với xây dựng, củng cố tổ

chức bộ máy và vấn đề nhân sự trong tổ chức, bộ máy của Hội.

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 131 - 133)