Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 136 - 140)

Hội Nông dân thực hiện giải pháp này nhằm để khắc phục những hạn chế,

bất cập về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu của các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân, để khắc phục được hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đòi hỏi công tác này của Hội cần phải có sự đổi mới.

Thực tiễn công tác Hội cho thấy, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Hội Nông dân hiện còn nhiều hạn chế, bất cấp. Tuy nhiên, Hội Nông dân hiện chưa có hệ thống trường lớp hoàn thiện, vì thế việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Hội còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả là đội ngũ cán bộ Hội vẫn chưa được

trang bị những kiến thức phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn

mới.

Để khắc phục tình trạng hạn chế, bất cập về trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ Hội, Hội Nông dân cần phải trang bị cho họ khối kiến thức về khoa học – kỹ thuật như kiến thức kỹ thuật về nông, lâm, ngư nghiệp và kiến thức về tin học, Internet... Những hạn chế, bất cập về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Hội, sẽ được khắc phục bằng việc trang bị cho họ khối kiến thức về quản lý như kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý tôn giáo... Trước tình trạng hạn chế, bất cập về tư duy pháp lý của cán bộ Hội, đội ngũ cán bộ Hội nhất thiết cần phải được trang bị khối kiến thức về pháp luật như kiến thức về luật hình sự, luật dân sự, luật đất đai, luật thương mại... Tương tự, để khắc phục hạn chế, bất cập về tư duy và năng lực hoạt động kinh tế của

đội ngũ cán bộ Hội, Hội nhất thiết cần phải trang bị cho đội ngũ này khối kiến thức kinh tế về thị trường, quản lý kinh tế, về hội nhập, xây dựng thương hiệu, bản quyền, sở hữu trí tuệ, thuế... Ngoài ra, để khắc phục hạn chế, bất cập về tư

duy lợi ích của đội ngũ cán bộ Hội, Hội nhất thiết cần phải trang bị cho họ khối

kiến thức triết học, xã hội học, tâm lý học, kiến thức về quản lý xã hội...

Đồng thời, để khắc phục hạn chế, bất cập về tư duy chính trị hiện đại của

đội ngũ cán bộ Hội, Hội cần phải trang bị cho đội ngũ này khối kiến thức về

chính trị học, về dân tộc, tôn giáo, nhất là kiến thực về đối ngoại, hội nhập...

Ngoài ra, để khắc phục hạn chế, bất cập về năng lực triển khai văn hoá dân chủ

của cán bộ Hội, nhất thiết cần phải trang bị cho họ khối kiến thức về dân chủ, về quy chế dân chủ, về chính trị học... Hiện tại, để góp phần trang bị kiến thức phù hợp cho đội ngũ cán bộ Hội, Hội cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các tủ sách tại các cấp Hội, nhất là phải xây dựng tủ sách đó tới các chi Hội, vì nếu không có sách, cán bộ Hội sẽ không thể nào tự học tập để nâng cao trình độ cho mình.

Thực tiễn công tác Hội cho thấy, để công việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả cao, thì ngoài khối kiến thức chuyên môn, đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ cơ sở Hội cần phải có khối kiến thức về kỹ năng công tác Hội. Tuy nhiên, lâu nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Hội đã chưa chú ý đúng mức đến trang bị cho đội ngũ này các kỹ năng công tác phù hợp. Các khoá bồi dưỡng, tập huấn cán bộ ngắn ngày của Hội Nông dân, thay vì trang bị cho đội cán bộ cơ sở Hội những kỹ năng công tác cần thiết, thì chủ yếu lại cung cấp cho họ những kiến thức có tính hàn lâm, nên kết quả của những đợt bồi dưỡng, tập huấn đó chưa cao.Để khắc phục hạn chế, bất cập về kỹ năng công tác Hội, Hội cần nhanh chóng hoàn thiện và chuẩn hoá tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở Hội, với nội dung thiết thực, ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, cụ thể, sát hợp với từng dân tộc, vùng, miền. Đồng thời, cần phải trang bị cho cán bộ Hội các cấp,

nhất là cán bộ chủ chốt những kỹ năng công tác Hội như kỹ năng soạn thảo văn

bản và kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức hội nghị, kỹ năng tư vấn... Đặc

biệt để tăng tính hiệu quả của việc tập huấn, trình diễn mô hình kỹ thuật đầu bờ… cần phải trang bị cho cán bộ Hội về kỹ năng triển khai mô hình, kỹ năng

xây dựng dự án và tổ chức thực hiện dự án kinh tế – xã hội ngay tại địa

phương...

Hiện nay, công tác đào tạo của Hội cần phải chú trọng vào hai loại cán

bộ có vị thế đặc biệt là cán bộ cấp TW Hội và cán bộ cấp cơ sở Hội. Theo đó,

cán bộ cấp TW cần phải được trang bị kiến thức ở tầm lý luận cao để họ trở

thành cán bộ cấp chiến lược của Hội. Vì thế, bên cạnh việc cử cán bộ Hội đi

đào tạo bậc cao tại các cơ sở đào tạo của Đảng và Nhà nước, việc bồi dưỡng

theo chuyên đề sâu cho tất cả cán bộ TW Hội là một hướng giải quyết bất cập

về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội hiện nay. Còn đối với cán bộ cấp cơ sở Hội, Hội Nông dân cần phải trang bị cho họ các kỹ năng công tác cụ thể, để

họ trở thành các cán bộ tác nghiệp cụ thể, chẳng hạn như kỹ năng điều tra,

khảo sát, xử lý tài liệu, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng xây dựng dự án...

Trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên của WTO, nông nghiệp đã trở thành nền tảng thực sự cho công nghiệp, đã có mối quan hệ gắn kết với khoa học, với thị trường thì đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ ở cấp tỉnh và TW Hội cần phải được trang bị những kiến thức phù hợp về hội nhập như quyền sở hữu trí tuệ, bảo hiểm và trợ cấp thương mại, trợ cấp sản xuất, xây dựng thương hiệu, các kiến thức pháp lý trong thương mại quốc tế chẳng hạn như rào cản quan thuế (thuế xuất, nhập khẩu...) và rào cản phi thuế (thương hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động vật, về dư lượng kháng sinh…). Vì thế. Hội cần phải trang bị cho cán bộ Hội, nhất là cho các cán bộ tác nghiệp kiến thức về quản lý kinh tế,

về thông lệ và pháp luật quốc tế... Đây là những kiến thức rất cần thiết cho cán bộ Hội, nhất là đối với cán bộ cấp TW Hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, Đảng giao phó cho Mặt trận và các tổ chức thành viên, trong đó có Hội Nông dân đảm nhận vai trò giám sát, phản biện, tư vấn và tham vấn đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhất là các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và chương trình liên quan trực tiếp đến nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Vì thế, để thực hiện được vai trò này, đội ngũ cán bộ Hội rất cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng công tác phù hợp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, tranh luận, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin,

kỹ năng kiểm tra, giám sát, tư vấn… Để Hội Nông dân thực hiện tốt vai trò chủ

thể của mình, thì Nhà nước cần phải “Mở rộng hành lang pháp lý của Nhà nước cho Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả, trở thành chỗ dựa, là lực lượng chủ yếu triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn” [93, tr.28].

Thực tiễn cho thấy, để công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Hội có hiệu quả, không chỉ cần có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, có sự nỗ lực của

riêng Hội, mà còn rất cần việc tạo điều kiện thuận lợi của các bộ, ngành hữu

quan. Chẳng hạn, Bộ Tài chính cần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân bổ kinh phí hoạt động của tổ chức Hội Nông dân nói chung, cho kinh phí đào tạo cán bộ định kỳ hàng năm cho đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Đồng thời, Bộ Nội vụ cần giúp Hội thẩm định, đánh giá, kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp TW và đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, nhất là cán bộ cơ sở Hội người dân tộc thiểu số. Bộ Giáo dục và đào tạo cần giúp Hội thẩm định, đánh

giá chất lượng các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các

Chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của các giảng viên. Tuy nhiên, lâu nay, trong khi truyền đạt kiến thức cho đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cho cán bộ cấp cơ sở Hội, nhiều giảng viên

đã chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng chênh lệch trình độ rất lớn giữa đội

ngũ cán bộ Hội cấp trên với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Hội. Vì thế, phương pháp truyền đạt của họ cho các đối tượng khác nhau thường giống nhau, nên hiệu quả

chưa cao. Vì thế, phương pháp giảng dạy và truyền đạt kiến thức hiệu quả là phải

tăng cường tính chủ động cho học viên, cần phải đi thẳng vào vấn đề mà học viên quan tâm, thực tiễn đòi hỏi, cần có ví dụ thực tiễn minh hoạ, hạn chế thuần tuý lý thuyết và phải biết kết hợp giữa ghi chép với thảo luận nhóm, với sự đóng vai của học viên. Đặc biệt là, cần phải có sự kết hợp giữa học lý thuyết trên lớp

với tham quan mô hình, giữa nghe giảng và thảo luận, tranh luận. Sau mỗi buổi

học, nhất là đối với số cán bộ cấp cơ sở, cần có lượng thời gian thích ứng cho học viên trao đổi, phát biểu nhận thức về vấn đề họ vừa học; từ đó củng cố bài học, hoặc uốn nắn kịp thời những hiểu biết chưa chính xác, lệch lạc của học viên.

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)