Đổi mới các mặt công tác cán bộ của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 140 - 148)

Hội Nông dân thực hiện giải pháp này nhằm để khắc phục những hạn chế,

bất cập về một số mặt công tác cán bộ của Hội hiện nay và giải pháp này được

thực hiện qua một số mặt công tác sau đây:

3.2.3.1. Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập, của nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, của sự biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội, về vị trí và vai trò của Hội, về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội và để khắc phục những hạn chế, bất cập về công tác quy hoạch cán bộ của Hội, công tác này của Hội cần phải đổi

Thực tế cho thấy, công tác cán bộ của Hội luôn chịu sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Vì thế, Hội cần phải chủ động gắn công tác quy hoạch

cán bộ của mình với công tác quy hoạch cán bộ của Đảng. Nếu Hội không chủ

động gắn quy hoạch cán bộ của Hội với công tác này của Đảng, thì việc bầu cử sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bị động vì cán bộ được bầu đó không nằm trong quy hoạch của Đảng. Tuy gắn với công tác cán bộ của Đảng, nhưng công tác quy hoạch cán bộ của Hội cũng cần phải chủ động, theo phương châm một vị trí sẽ

có nhiều ứng cử viên và dân chủ, công khai, minh bạch, không vụ lợi cá nhân.

Từ đó cho thấy, ở địa phương nào tổ chức Hội biết gắn kết công tác quy hoạch cán bộ với công tác quy hoạch cán bộ của Đảng, thì ở nơi đó công tác này của Hội luôn có hiệu quả cao, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ của Hội luôn có sự thuận lợi, do có sự đồng thuận, nhất trí cao giữa Hội với cấp uỷ Đảng. Kết luận có tính quy luật này dường như còn đúng với mọi tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta.

Sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân đã thúc đẩy công tác quy hoạch cán bộ của Hội cần chú trọng

đặc biệt đến khâu tạo nguồn cán bộ từ những nông dân sản xuất, kinh doanh

giỏi, có nhiệt tình công tác Hội. Đồng thời, Hội cũng cần quan tâm đến hai loại

cán bộ có vị thế đặc biệt là cán bộ cấp TW Hội và cán bộ cấp cơ sở Hội. Công

việc quản lý của cán bộ cấp TW Hội ở tầm vĩ mô, nên họ phải được quy hoạch theo các tiêu chuẩn cao, để xây dựng họ thành cán bộ cấp chiến lược của Hội,

trong đó phải quan tâm nhiều đến việc nâng cao tầm lý luận cho đội ngũ cán bộ

này.

Hiện nay, nhận thức và thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một công việc không dễ dàng, nhất là nhận

thế nào về mục tiêu dân giầu? thậm chí xác định tiêu chí giầu đã rất khó, rồi lộ trình để thực hiện mục tiêu dân giầu ra sao, bằng cách thức nào? trong khi nước ta hiện còn có tới 75% dân số là nông dân, khi nước ta còn có 19% dân số là nghèo đói?... Vì những bất cập đó, nên trong khi thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện quyền dân chủ, đội ngũ cán bộ Hội đã gặp phải không ít khó khăn cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Đó là để người nông

dân thực hiện quyền làm chủ của họ, thì ngoài năng lực làm chủ (liên quan chặt

chẽ đến trình độ học vấn, khả năng nhận thức, khả năng đối thoại, giao tiếp, tranh luận…), họ còn phải có một yếu tố vô cùng quan trọng là điều kiện để làm chủ (liên quan mật thiết tới thời gian, trí tuệ, sự hiểu biết về pháp luật…). Song, đối với những người nông dân nghèo khó, quanh năm lam lũ để kiếm sống, thì làm sao họ có thời gian để thực hiện quyền làm chủ của mình?

Đặc biệt là với những người nông dân vừa nghèo khó, vừa thiếu hiểu biết về mọi mặt, nhất là về pháp luật, thì làm sao họ có đủ điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của mình? Một khi bụng còn đói, áo còn rách, thời gian và trí tuệ chỉ dùng để lam lũ kiếm sống… thì không một người nông dân nào có đủ điều kiện để thực hiện quyền làm chủ và khi đó họ cũng chẳng hề nảy sinh nhu cầu về làm chủ, nhu cầu về dân chủ. Chính vì thế, muốn nông dân thực hiện quyền làm chủ và thực sự trở thành người chủ, thì Đảng, Nhà nước, Hội Nông dân và đội ngũ cán bộ Hội phải làm hết sức mình để sớm xoá bó tình trạng nghèo nàn và lạc hậu ở nông dân, tình trạng lạc hậu và chậm phát triển ở lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn. Đây là một định hướng đúng đắn khi nói về dân chủ, về việc tăng cường, phát huy, hay mở rộng dân chủ đối với giai cấp nông dân, với lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn, nhất là với nông dân người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực tiễn công tác Hội cho thấy, tất cả những vấn đề nêu trên chỉ có thể

cán bộ cấp TW Hội cần phải được quy hoạch xây dựng thành cán bộ cấp chiến

lược của Hội để họ có thể góp phần tích cực vào hoạch định và tổ chức triển

khai các chủ trương công tác lớn của Hội và tham gia hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – nông thôn – nông dân có hiệu quả cao. Do vậy, đội ngũ cán bộ cấp TW Hội nhất thiết phải được tuyển dụng, lựa chọn kỹ càng. Đồng thời, Hội cũng cần quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Hội, vì họ chính là người thực thi những quyết sách, chủ trương do cấp trên, nhất là cấp TW Hội đề ra. Vì thế, đi liền với công tác quy hoạch, Hội cần chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ này các kỹ năng công tác

cụ thể để họ trở thành các cán bộ tác nghiệp ở cấp cơ sở trong việc tổ chức,

hướng dẫn nông dân đi vào sự nghiệp CNH, HĐH và quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ công tác, mặc dù công tác quy hoạch cán bộ Hội đã có những tiến bộ nhất định, nhưng nhìn chung công tác này, nhất là khâu lựa chọn nhân sự vẫn còn nhiều lúng túng, bị động. Hậu quả của tình trạng này là đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ cơ sở Hội thường có sự biến động lớn hàng năm, thậm chí cả những cán bộ chủ chốt của cơ sở Hội, dễ gây ra hụt hẫng lớn trong quy hoạch đội ngũ cán bộ đó, nhất là khâu tạo nguồn cán bộ. Từ đó cho thấy, nơi nào Hội đưa những cán bộ trẻ có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng và năng lực công tác tốt vào quy hoạch những vị trí chủ chốt, rồi tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng, đánh giá nghiêm túc, khách quan, công khai thì tổ chức Hội và phong trào nông dân ở đó nhanh chóng có sự chuyển biến tích cực. Còn ngược lại, nơi nào Hội vẫn bố trí, sử dụng những cán bộ tuy có thâm niên công tác nhưng trình độ, năng lực yếu thì tổ chức Hội và phong trào nông dân ở đó thường dẫn đến trì trệ, kém hiệu quả. Đồng thời, ở

địa phương nào Hội biết gắn kết công tác quy hoạch cán bộ với các công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng, quản lý cán bộ... thì ở nơi đó công tác này của Hội sẽ có chất lượng và hiệu quả thực sự, nhờ đó công tác cán bộ của Hội đúng hướng, hiệu quả cao. Cố nhiên, kết luận có tính quy luật trên còn đúng cả với công tác quy hoạch cán bộ của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội khác ở nước ta hiện nay.

Việc gắn công tác quy hoạch cán bộ với các công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, với công tác quản lý cán bộ, với việc kiểm tra, đánh giá cán bộ và định kỳ hàng năm tổng kết các công tác này sẽ còn giúp sớm phát hiện những bất cập, khiếm khuyết để kịp thời điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Để công tác quy hoạch cán bộ của Hội Nông dân thực sự có chất lượng và hiệu quả, Hội cần phải sớm xây dựng đề án nghiên cứu tổng thể về đội ngũ cán bộ Hội, nhất là

đội ngũ cán bộ cơ sở trong phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó, Hội có thể đánh

giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ Hội nói chung, đội ngũ cán bộ cơ sở Hội nói riêng để tìm ra biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội. Ngoài ra, Hội cũng cần phải tích cực, chủ động gắn công tác quy hoạch cán bộ với việc thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy chế bầu cử, với việc bố trí, sử dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ, nhất là với cán bộ chủ chốt, lấy đó làm cơ sở thực tế để bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ...

3.2.3.2. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ

Để đáp ứng yêu cầu của các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân, để khắc phục được hạn chế, bất cập trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ của Hội, công tác này của Hội cần phải có sự đổi mới.

Tuy nhiên, đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ Hội cần phải gắn liền với đổi mới các mặt công tác khác, nhất là cần gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo nguyên tắc chỉ bố trí, sử dụng cán bộ trong

quy hoạch, theo quy hoạch, đã quy hoạch là phải đào tạo, bồi dưỡng và chỉ bố

trí, sử dụng khi đã đào tạo, bồi dưỡng… Hội cần phải chú trọng bố trí, sử dụng

những cán bộ có phẩm chất, bản lĩnh chính trị tốt, vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có phong cách công tác khoa học, dân chủ, có năng lực công tác chủ động, sáng tạo, hiệu quả và có sức khoẻ vào những vị trí đứng đầu các cấp Hội, hoặc đứng đầu các đơn vị tham mưu, giúp việc của ban chấp hành.

Chẳng hạn, để đáp ứng sự đòi hỏi của nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn nông dân chuyển dịch kinh tế và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, công tác bố trí, sử dụng cán bộ của Hội phải chú trọng bố trí những cán bộ có chuyên môn tốt về kinh tế, về khoa học kỹ thuật vào những công việc có liên quan. Việc bố trí, sử dụng cán bộ của Hội cần tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc bố trí đúng người, đúng việc, không vì người mà đẻ ra việc, một việc chỉ có

một người đảm nhận để tránh chồng chéo, đùn đẩy trong công việc...

3.2.3.3. Đổi mới công tác quản lý cán bộ

Để đáp ứng yêu cầu của các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân, để khắc phục được hạn chế trong công tác quản lý cán bộ của Hội, công tác này của Hội cần phải có sự đổi mới.

Để đổi mới công tác quản lý cán bộ Hội, Hội cần phải gắn chặt công tác này với các mặt công tác khác, nhất là phải gắn chặt với việc đánh giá, luân chuyển cán bộ, đề bạt, cất nhắc cán bộ. Một trong các việc cần thực hiện ngay là Hội cần đặc biệt chú trọng đến thực hiện đồng bộ các nội dung trong công tác quản lý cán bộ như quản lý tư tưởng, quản lý công tác, quản lý quan hệ, quản lý sinh hoạt và quản lý hồ sơ, vì trên thực tế, nhiều cấp Hội vẫn chưa quan tâm đúng mức và triển khai thực hiện nghiêm túc năm nội dung này. Đặc biệt là để công tác này của Hội đi vào nền nếp, có hiệu quả thì Hội cần sớm khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý về hồ sơ, về sinh hoạt, về tư tưởng và về quan hệ

đối với cán bộ Hội các cấp. Đồng thời, Hội cần phải gắn kết công tác quản lý cán bộ với công tác kiểm tra, đánh giá, đề bạt cán bộ một cách thực sự nghiêm túc nhằm phát hiện những lệch lạc để kịp thời uốn nắn.

3.2.3.4. Đổi mới chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở

Để đáp ứng yêu cầu của các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân, để khắc phục được hạn chế, bất cập trong chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở Hội, chế độ đãi ngộ này của Hội cần phải có sự đổi mới.

Đội ngũ cán bộ cơ sở Hội là bộ phận gắn bó trực tiếp nhất với nông nghiệp - nông thôn - nông dân, họ chính là lực lượng chủ lực trong việc vận động, tuyên truyền, tổ chức và hướng dẫn hội viên, nông dân thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ chức Hội, đi vào sự nghiệp CNH, HĐH, đi vào hội nhập quốc tế thành công. Vì thế, đội ngũ này cần phải được hưởng chế độ đãi ngộ thoả đáng. Tuy nhiên, mặc dù có những đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng và cho Hội nhưng đội ngũ này hiện còn chịu nhiều thiệt thòi về chế độ đãi ngộ. Do đó, Hội cần chủ động đề nghị với Đảng và Nhà nước về chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, nhất là số cán bộ người dân

tộc thiểu số.

Giải quyết chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở Hội có thể bằng sự nỗ lực từ phía Hội và bằng sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Vì thế, Hội cần chủ động đề nghị với Đảng và Nhà nước đổi mới chính sách cán bộ có liên quan trực tiếp đến đội ngũ cán bộ Hội, nhất là với các cán bộ cơ sở Hội, trong đó có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số, có chế độ khuyến khích về lương, phụ cấp khó khăn nhằm động viên các cán bộ làm công tác công tác đoàn thể ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đối với cán bộ cơ sở Hội đã được hưởng phụ cấp theo ngân sách của Nhà nước, thì cần phải đề nghị Nhà nước cho họ được

hưởng mọi chế độ, chính sách đãi ngộ theo chế độ công chức, nhất là những chế độ tối thiểu như chế độ đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...

Ngoài ra, Nhà nước và Hội cần khắc phục sự cào bằng trong chi trả phụ cấp cho cán bộ cơ sở Hội. Thực hiện được việc này sẽ giúp cho việc chi trả phụ cấp công tác cho đội ngũ cán bộ cơ sở Hội được công bằngvà hợp lý hơn. Theo đó, những cán bộ cơ sở Hội công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới sẽ phải được hưởng phụ cấp cao hơn những cán bộ cơ sở Hội ở những xã ven đô, vùng thấp. Ngoài ra, Hội cần đề nghị với Uỷ Ban dân tộc Chính phủ để đề ra chính sách ưu tiên chỉ tiêu cho con em cán bộ cơ sở Hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 140 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)