Hạn chế, bất cập về một số mặt công tác cán bộ của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 119 - 122)

2.2.2.1. Hạn chế, bất cập về công tác quy hoạch cán bộ

Hiện nay, mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, nhưng nhìn chung, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ của Hội Nông dân, nhất là khâu tạo nguồn, cơ

cấu cán bộ còn thiếu hợp lý, chưa đồng bộ và khâu lựa chọn nhân sự vẫn còn

nhiều lúng túng, bị động nên hậu quả của nó là hàng năm đội ngũ cán bộ Hội

thường có sự biến động lớn, nhất là cán bộ cơ sở Hội, thậm chí cả những cán bộ chủ chốt của cơ sở Hội. Cơ cấu cán bộ của Hội còn thiếu đồng bộ và chưa hợp

lý thể hiện là cán bộ ở cấp TW có trình độ chuyên gia về công tác nông vận hầu như không có, trong khi những cán bộ có trình độ làng nhàng lại quá nhiều. Còn ở cấp cơ sở, có quá ít cán bộ được đào tạo bài bản và thông thạo các kỹ năng tác nghiệp cụ thể, mà phần đông là cán bộ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng và không thành thạo các kỹ năng tác nghiệp.

Đồng thời, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Hội thường không ổn định sẽ dễ gây

ra hụt hẫng lớn trong quy hoạch đội ngũ cán bộ đó, nhất là khâu tạo nguồn cán

bộ. Hiện nay,công tác quy hoạch cán bộ của Hội còn thiếu tầm nhìn chiến lược, vì đã không biết chú trọng đúng mức vào hai loại cán bộ có vị thế đặc biệt là cán bộ cấp TW Hội và cán bộ cấp cơ sở Hội, nên đội ngũ cán bộ cấp TW Hội vẫn chưa được quy hoạch đúng tầm chiến lược, còn cán bộ cấp cơ sở Hội lại chưa được quy hoạch đúng tầm cán bộ tác nghiệp cụ thể, đã làm giảm đi hiệu quả công tác của hai loại cán bộ có vị thế đặc biệt này.

2.2.2.2. Sự hạn chế, bất cập về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

Trước yêu cầu ngày càng cao của tiến trình cách mạng và của sự vận động, biến đổi trong nông nghiệp – nông thôn – nông dân giai đoạn hiện nay, trình độ

và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất

cập. Vì thế, để đội ngũ cán bộ Hội hoàn thành được nhiệm vụ, nhất thiết phải trang bị cho họ những kiến thức đa dạng, phong phú phù hợp với những yêu cầu của nhiệm vụ được giao, phù hợp với sự vận động và biến đổi trên. Hiện nay, Hội Nông dân vẫn chưa có hệ thống trường đào tạo cán bộ hoàn chỉnh,

nên hàng năm Hội mới chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Hội. Song, thật đáng tiếc là hiệu quả của các lớp tập huấn, bồi dưỡng này chưa cao, còn nặng về hình thức.

Việc thiếu hệ thống trường đào tạo và thiếu chiến lược đào tạo cán bộ dài hạn được coi là hạn chế, bất cập lớn nhất trong công tác đào tạo cán bộ của Hội.

Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã không chú trọng đến cán bộ cấp TW là cán bộ cấp chiến lược của Hội và cán bộ cấp cơ sở là cán bộ cấp thực thi nhiệm vụ cụ thể của Hội. Vì thế, cán bộ cấp TW chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức để trở thành cán bộ cấp chiến lược của Hội, để trở thành cán bộ vạch ra chủ trương và quyết sách lớn cho mọi hoạt động của Hội, còn cán bộ cấp cơ sở lại chưa được bồi dưỡng kỹ năng, tri thức thực hành, tác nghiệp cụ thể để họ trở thành cán bộ tác nghiệp cụ thể, để họ trở thành cán bộ thực thi mọi nhiệm vụ cụ thể của Hội Nông dân.

Thực tiễn công tác Hội cho thấy, trong khoảng thời gian “từ 1998 đến 2003, TW Hội Nông dân mới trực tiếp bồi dưỡng ngắn ngày cho 1000 cán bộ cơ sở Hội là người dân tộc thiểu số... các cấp Hội đã phối hợp với các Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng cán bộ huyện mở được 7.773 lớp bồi dưỡng cho 444.166 lượt cán bộ Hội” [47, tr 36 - 37]. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên, sẽ khó thấy được những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Hội; ngược lại, với con số lớp đã được mở và số lượt học viên đã được tham dự như trên thì dường như còn tạo ra sự lạc quan, phấn khởi. Song, trên thực tế các lớp bồi dưỡng cán bộ đó chỉ thường rất ngắn ngày, thời gian dành cho bồi dưỡng công tác Hội hầu như chỉ trong khoảng từ 3 đến 5 ngày, thậm chí còn ít hơn vì phải kết hợp với nhiều chương trình khác, nên hiệu quả các lớp bồi dưỡng này rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác Hội.

2.2.2.3. Hạn chế, bất cập về công tác quản lý cán bộ

Đội ngũ cán bộ Hội Nông dân có địa bàn công tác trải khắp cả nước, trong đó có cả vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo đã gây cản trở, khó khăn cho công tác quản lý, giám sát đội ngũ cán bộ Hội. Tuy nhiên, một trong số các nguyên nhân đã trực tiếp gây ra tình trạng này là do tổ chức Hội còn buông lỏng cơ chế quản lý cán bộ, còn chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến công tác này. Thực tế cho thấy, nhiều tỉnh, huyện Hội đã không

nắm được chính xác số lượng cán bộ cơ sở Hội ở địa phương mình. Năm nội dung quản lý cán bộ là quản lý tư tưởng, quản lý công tác, quản lý quan hệ, quản lý sinh hoạt và quản lý hồ sơ đều chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong năm nội dung đó, thường chỉ ít nhiều chú ý đến nội dung quản lý công tác, chẳng hạn như có hoàn thành nhiệm vụ thu nộp hội phí hay không, hoặc phát triển được bao nhiêu hội viên... Các nội dung còn lại bị buông lỏng, nhất là nội dung quản lý hồ sơ, thì hầu như không được chú ý quan tâm đúng mức.

2.2.2.4. Hạn chế, bất cập về chế độ đãi ngộ cán bộ cơ sở Hội

Vị trí, vai trò của Hội Nông dân đã đòi hỏi đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ cơ sở Hội phải là người tiên phong trong phong trào nông dân nói chung, trong phong trào xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cơ sở Hội chưa tương xứng với những yêu cầu và đóng góp của họ cho phong trào nông dân. Đây thực chất là mâu thuẫn giữa quyền lợi với trách nhiệm, nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ Hội. Trong đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ cơ sở Hội tuy đông nhất nhưng cũng là bộ phận còn phải chịu thiệt thòi nhất về quyền lợi, chưa có sự hài hoà về quyền lợi với nghĩa vụ, trách nhiệm. Mâu thuẫn này được thể hiện qua chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm, qua tình trạng cào bằng khi thực hiện chi trả phụ cấp cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng biên giới điều kiện đi lại khó khăn, cuộc sống vô cùng chật vật, phải gánh trách nhiệm nặng nề nhưng chế độ phụ cấp cũng chỉ được chi trả giống như những cán bộ ở vùng thấp, vùng đồng bằng. Ngoài ra, việc chậm trả phụ cấp cho cán bộ chủ chốt của cấp cơ sở Hội và việc số cán bộ chi Hội không hề được nhận một khoản phụ cấp công tác nào cũng là biểu hiện rõ của hạn chế, bất cập trong chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ Hội.

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)