Biến đổi về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 51)

1.2.2. Biến đổi về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị trong hệ thống chính trị

Hội Nông dân luôn coi nông dân là đối tượng vận động chủ yếu của mình, là

cơ sở giai cấp xã hội của mình. Do đó, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ

của Hội luôn gắn mật thiết với cơ sở giai cấp xã hội của Hội là giai cấp nông dân. Như đã nói ở phần trước, sự tác động của mặt trái của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế và của sự nghiệp CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn đã làm cho cơ sở giai cấp xã hội của Hội biến đổi rất mạnh mẽ thành những bộ phận nông dân có địa vị kinh tế – xã hội khác nhau.. Vì thế, sự biến đổi của cơ sở giai cấp xã hội của Hội tất yếu đã dẫn tới sự biến đổi về vị

trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội trong hệ thống chính trị giai đoạn

hiện nay. Từ đó cho thấy, đã có sự biến đổi về vị trí, vai trò, chức năng và

nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị qua các giai đoạn cách

mạng.

Trước Cách mạng tháng Tám, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Nông hội đỏ trong hệ thống chính trị được thể hiện rõ trong nghị quyết về Tình

hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng “ Nông hội phải

phát sinh liên lạc mật thiết với Công hội. Đối với Đảng thì Nông hội phải chịu chính trị chỉ huy, nhưng tổ chức của Đảng và Hội phải có phân tách rõ ràng. Đảng bộ muốn đem ý kiến gì thi hành trong Nông hội thì do đảng đoàn; mà đảng đoàn phải ding cách giải thích, đề nghị mà làm chứ không được ding cách mạng lịnh…” [41, tr. 97]. Qua nghị quyết đó, một mặt cho thấy khi đó Nông hội đỏ đã có vị trí, vai trò quan trong trong hệ thống chính trị, mặt khác cho thấy mối quan hệ giữa Nông hội với Đảng là dân chủ vì Hội đã được Đảng rất tôn trọng. Trong thời kỳ này, chức năng và nhiệm vụ của Nông hội cũng đã được thể hiện rất rõ trong Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều, trong đó có nêu “ thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa” [41, tr.98]. Có thể thấy rằng, trong giai đoạn từ 1930 đến 1975, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị luôn gắn chặt với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, với việc chăm lo đến quyền lợi của giai cấp nông dân.

Giai đoạn trước đổi mới, cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân tập thể là giai cấp nông dân tập thể thuần nhất. Vì thế, với tư cách là tổ chức chính trị –

xã hội của giai cấp ấy, thì ở cấp cơ sở Hội, vị trí của Hội Nông dân tập thể đã được xác định là một tổ chức chính trị – xã hội nằm bên cạnh HTX nông nghiệp, nhưng trên thực tế cơ sở Hội đã bị đồng nhất với HTX nông nghiệp. Còn ở cấp huyện Hội, thì có lúc Hội được xác định vị trí là một bộ phận của khối nông nghiệp huyện, khi lại là một tổ chức độc lập trong Mặt trận Tổ quốc; còn ở cấp tỉnh và cấp TW Hội cũng gần tương tự, vì có lúc Hội bị coi là một bộ phận của Ban Nông nghiệp của Đảng, khi lại được cho là một tổ chức độc lập trong Mặt trân Tổ quốc. Có thể nói rằng, giai đoạn trước đổi mới, Hội Nông dân tập thể đã không có vị trí ổn định và xứng đáng trong hệ thống chính trị từ cấp cơ sở đến cấp TW, cho nên vị thế của Hội Nông dân tập thể trong hệ thống ấy rất thấp, Hội đã không được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể bạn đánh giá cao.

vị trí của Hội Nông dân tập thể trong hệ thống chính trị không ổn định và

xứng đáng như thế, nên vai trò của nó trong giai đoạn trước đổi mới cũng rất

mờnhạt, thực chất là vai trò của Hội ở cấp cơ sở đã bị lấp sau vai trò đích thực

của các tập đoàn sản xuất và các HTX nông nghiệp; ở cấp huyện thì bị lấp sau

vai trò đích thực của khối nông nghiệp của chính quyền và ở cấp tỉnh và cấp

TW thì bị lấp sau vai trò đích thực của Ban Nông nghiệp của Đảng. Giai đoạn này, nền tảng của Hội Nông dân tập thể là cấp cơ sở Hội chỉ tồn tại trên danh nghĩa, vì nó đã bị đồng nhất với các tập đoàn sản xuất và HTX, còn hội viên của Hội đã bị đồng nhất với xã viên của tập đoàn sản xuất và các HTX nông nghiệp. Khi đó, mọi vấn đề liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân tập thể đều do tập đoàn sản xuất và HTX quyết định, Hội hầu như không có vai trò gì thực chất. Một khi vai trò của cấp cơ sở Hội là nền tảng của Hội Nông dân tập thể đã như vậy, thì vai trò của các cấp Hội còn lại cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Từ đó cho thấy, trong giai đoạn trước đổi mới, vai trò của Hội Nông dân tập thể từ cấp cơ sở đến cấp TW là rất mờ nhạt và có tính hình thức.

Còn giờ đây, cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân đang có sự biến đổi sâu sắc thành các bộ phận có địa vị kinh tế – xã hội khác nhau trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nên vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội trong hệ thống chính trị cũng có sự biến đổi khác so với giai đoạn trước đổi mới. Chẳng hạn, do giai đoạn từ 1930 đến 1945, do Đảng chưa giành được chính quyền, nên vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ chính của Hội trong hệ thống chính trị giai đoạn này là phải tổ chức nông dân thật chặt chẽ xung quanh Đảng để đấu tranh đánh đổ thực dân, phong kiến nhằm giành cho được chính quyền. Giai đoạn từ 1945 đến 1975, khi Đảng đã giành được chính quyền thì vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ chính của Hội trong hệ thống chính trị cần có sự thay đổi cho phù hợp là bên cạnh việc chăm lo cho quyền lợi của nông dân, Hội phải thực hiện nhiệm vụ chính là tham gia xây dựng chính quyền và bảo vệ chính quyền.

Trong giai đoạn hiện nay, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị cần có sự đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp. Đó là bên cạnh việc xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; bên cạnh việc xây dựng quan hệ hợp tác với các tổ chức nông dân quốc tế… thì Hội cần phải làm tốt hơn nữa chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, nông dân. Hiện nay, vì nông dân đang có sự phân hoá giai cấp, nên với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội của nông dân, Hội phải trở thành tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho tiếng nói của tất cả các bộ phận của giai cấp ấy trong hệ thống chính trị. Vì thế, Hội Nông dân không thể vì quyền lợi của bộ phận này, mà bỏ qua quyền lợi của bộ phận khác. Điều này cho thấy, vị trí của Hội Nông dân trong giai đoạn hiện nay cần phải được khẳng định là thànhviên tích cực và là thành viên có vị thế quan trọng trong hệ thống chính trị để đại diện cho tiếng nói của toàn thể giai cấp nông dân, không có sự phân biệt về địa vị kinh tế – xã hội giữa các bộ phận nông dân khác nhau. Vị trí

và vị thế của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị đã được khẳng định rất rõ ràng, nên vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị cũng cần phải được khẳng định tương xứng.

Có thể thấy, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân nói riêng, của các tổ chức chính trị – xã hội ở nước ta nói chung luôn được thể hiện thông qua

các mối quan hệ, hoặc thông qua các hoạt động thực tiễn cụ thể.

Một là vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội trong mối quan hệ với Đảng, với Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ngày càng cao

Hội Nông dân là tổ chức quần chúng đáng tin cậy của Đảng Cộng sản cầm quyền. Hiện nay, Hội đã bước đầu chủ động thể hiện vai trò của một tổ chức quần chúng tin cậy của Đảng như: Hội đã đại diện cho tiếng nói của các bộ phận nông dân nước ta tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, quyết sách

lớn của Đảng về nông nghiệp – nông thôn – nông dân và tổ chức, hướng dẫn

nông dân thực hiện chúng trên thực tế; Hội đã bước đầu chủ động thể hiện bản

lĩnh chính trị vững vàng, đã có chính kiến, có trí tuệ, tri thức khi tham gia xây

dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, khi tham mưu, đề xuất với Đảng để đề ra các chủ trương, đường lối phù hợp liên quan trực tiếp đến giai cấp nông dân, lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn. Gần đây, Hội Nông dân còn thực hiện vai trò giám sát, phản biện, tư vấn, tham vấn xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những chủ trương, đường lối liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – nông thôn – nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội trong quá trình xây dựng Đảng ngày

càng được nâng cao, nên Hội đã trở thành tổ chức quần chúng tin cậy của

Đảng. Những đóng góp thiết thực của Hội Nông dân vào góp phần nhanh chóng ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam... trong những năm qua là ví dụ minh chứng. Điều này đã lý giải rõ vì sao trong khi Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức quần chúng, là cơ sở chính trị, chỗ

dựa xã hội vững chắc của Đảng Cộng sản cầm quyền, là cơ sở chính trị, chỗ

dựa vững chắc cho Nhà nước pháp quyền XHCN, thì Hội Nông dân ở các nước

TBCN lại là lực lượng đối lập, đối trọng, thậm chí còn là đối đầu với đảng chính trị cầm quyền và nhà nước do đảng chính trị đó lập ra. Đây là điểm đặc

thù, khác biệt về chất giữa Hội Nông dân Việt Nam với các Hội Nông dân các

nước TBCN trong mối quan hệ vớiđảng chính trị cầm quyền.

Khi thực hiện vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, Nông hội của Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền sáng lập và lãnh đạo, còn Nông hội ở các nước TBCN lại là tổ chức kinh tế - xã hội,

hoặc là tổ chức xã hội nghề nghiệp của nông dân các nước đó, thực chất đó là

các tổ chức phi chính phủ. Do đó, trong khi Nông hội của Việt Nam đại diện

cho toàn thể giai cấp nông dân luôn gắn bó và thống nhất lợi ích với Đảng

Cộng sản cầm quyền, có vai trò xây dựng đảng chính trị cầm quyền vững

mạnh, xây dựng nhà nước và hệ thống chính trị của đảng chính trị đó vững mạnh, thì Nông hội của các nước TBCN lại không có sự gắn bó và thống nhất

về lợi ích với đảng chính trị cầm quyền, với nhà nước và hệ thống chính trị ở

các quốc gia đó, nên họ là lực lượng đối trọng, thậm chí là lực lượng đối đầu với đảng chính trị cầm quyền, với nhà nước và hệ thống chính trị do đảng đó

lãnhđạo.

Tuy nhiên, trong các nước định hướng XHCN, thì giữa Hội Nông dân Việt Nam với Hội Nông dân của Triều Tiên và Cu Ba cũng có sự khác biệt nhất định, bởi tuy cùng do Đảng Cộng sản sáng lập và lãnh đạo, nhưng Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của toàn thể giai cấp nông dân Việt Nam, không có sự phân biệt về thu nhập, còn Hội Nông dân của Triều Tiên và Cu Ba lại chỉ là tổ chức của những người tiểu nông nghèo (peasants’ association). Vì vậy, tính quần chúng của Hội Nông dân Việt Nam cao hơn hẳn

Mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa Hội Nông dân với Đảng Cộng sản cầm quyền, đã làm cho mối quan hệ giữa Hội với Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn mật thiết, vì cả hai đều do Đảng lãnh đạo. Trong mối quan hệ này,

vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội trong hệ thống chính trị được thể hiện

cơ sở chính trị, chỗ dựa chính trị vững chắc cho Nhà nước CHXHCN Việt

Nam. Thực tiễn cho thấy, trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, khi thực hiện vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đã luôn chủ động tham gia,

góp ý với Nhà nước trong việc đề ra chính sách, pháp luật và xây dựng các

chương trình phát triển kinh tế – xã hội liên quan trực tiếp đến CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn, liên quan tới nông nghiệp – nông thôn – nông dân.

Chính vì thế, Hội Nông dân đã được Đảng và Nhà nước tin cậy, đánh giá cao và giữa Hội với Nhà nước luôn có mối quan hệ bình đẳng, dân chủ thực sự, bởi cả hai đều cần phải dựa vào nhau trong quá trình hoạt động vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là điều không thể có

đối với tổ chức Hội Nông dân của các nước TBCN, vì các tổ chức Nông hội ở

các nước đó luôn là lực lượng đối lập, đối trọng, thậm chí là đối đầu với nhà

nước.

Trong giai đoạn hiện nay, Hội Nông dân đã phát huy vai trò, chức năng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiệm vụ của mình trong “xây dựng khối liên minh chiến lược công nhân -

nông dân - trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xứng đáng vào thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [31], sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vào thắng lợi của quá trình hội nhập quốc tế…. Tuy nhiên, để xây dựng thành công khối liên minh chiến lược và khối đại đoàn

kết dân tộc trên, Hội Nông dân nhất thiết phải phối hợp, hợp tác và liên kết toàn

diện với tổ chức Công đoàn, với tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật và các tổ chức khác trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hai là vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong mối quan hệ với giai cấp nông ngày càng được nâng cao

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị

đã đòi hỏi Hội Nông dân phải tham gia tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn và quá trình mở cửa, hội nhập với quốc tế; đòi hỏi Hội Nông dân phải làm hết sức mình để làm cho tỷ lệ nông dân trong dân số ngày một giảm, nhưng vai trò chủ thể kinh tế và chính trị của họ ngày càng được nâng cao, phải có sự biến đổi nhanh theo hướng tích cực, chủ động; đồng thời, Hội Nông dân phải làm cho mối quan hệ giữa nông dân với Nhà nước, với nhà doanh nghiệp, với nhà khoa học có sự gắn kết mật thiết hơn...

Tuy nhiên, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội Nông dân cũng cần phải tích cực tham gia giải quyết tốt những vấn đề sau đây của giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay:

Góp phần tích cực làm lành mạnh hoá quá trình phân hoá giai cấp nông dân và hạn chế sự doãng thêm về khoảng cách giầu nghèo trong nội bộ nông dân

Khi tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là biết khơi dậy động lực lợi ích của nền kinh tế thị trường và thực hiện quá trình

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 51)