Tác động đến những yêu cầu cấp thiết của đội ngũ cán bộ Hộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 73)

2.1.1.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là một yêu cầu cơ bản đối với cán bộ cách mạng nói chung, đối với cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, yêu cầu về phẩm chất chính trị đối với cán bộ Hội cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Trong giai đoạn trước cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây, yêu

cầu về phẩm chất chính trị đối với cán bộ nói chung, với cán bộ Hội nói riêng

là phải có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, căm thù cao độ đối với thực dân, đế quốc, phong kiến, tư sản tay sai, kiên định với mục tiêu đánh đổ thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai, giành độc lập cho dân tộc, thống nhất cho đất nước, là kiên định mục tiêu người cày có ruộng…

Trong giai đoạn thực hiện kinh tế tập thể trước đây, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW nên phẩm chất chính trị của cán bộ Hội đã không được xác định rõ, mà chỉ tương tự như cán bộ của các tổ chức nói trên. Chẳng hạn, khi đó, phẩm chất chính trị đối với cán bộ HTX, với cán bộ Hội là có lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN, trung thành với Đảng, với Nhà nước, với lợi ích của tập thể HTX, nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên…

Giờ đây, nước ta đang thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn, phấn đấu vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh. Vì thế, trước sự tác động của biến đổi về cơ sở giai

hoạt động của Hội Nông dân thì yêu cầu về phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ Hội giai đoạn hiện nay là lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN, kiên định mục tiêu đổi mới, kiên định mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; có ý thức đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để đưa nông nghiệp thành nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, đưa nông thôn thành dân chủ, văn minh và hội nhập, xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và đem lại sự trưởng thành về mọi mặt cũng như cuộc sống ấm no, giầu có cho giai cấp nông dân; chăm lo cho quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, nông dân... Yêu cầu về phẩm chất chính trị này đã trở nên hết sức cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ Hội giai đoạn hiện nay.

Trước sự tác động của sự biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân giai đoạn hiện nay, yêu cầu về phẩm chất chính trị đối với đội ngũ cán bộ Hội cần được cụ thể hoá thành một số nội dung cụ thể sau đây:

Một là phải đề xuất, tham mưu với Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho hội viên, nông dân và kinh tế nông thôn

Khi nước ta gia nhập WTO, thì nông dân nước ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nông sản của các nước phát triển. Để cạnh tranh được với nông sản hàng hoá giá rẻ của nước ngoài (vì được trợ cấp rất lớn), thì một yêu cầu đặt ra cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể, trong đó có Hội

phải hỗ trợ cho nông dân. Việc hỗ trợ một cách hợp lý cho nông dân, còn thể

nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm của Đảng, Nhà nước và của đất nước đối với giai cấp nông dân vì những đóng góp rất to lớn của họ trong quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho nông dân cần phải thận trọng và tỉnh táo, cần xem xét sự hỗ trợ đó có vi phạm những cam kết quốc tế hay không, bởi nếu có vi phạm cam kết thì rất dễ bị kiện bán phá giá. Vấn đề hỗ trợ cho giai cấp nông dân như thế nào để một mặt vừa đảm bảo công bằng trong nông dân, vừa có

hiệu quả, mặt khác lại không gây ra tranh chấp, kiện tụng quốc tế thật sự không đơn giản, thậm chí còn trở thành một bài toán khó giải đối với Đảng, Nhà nước và Hội Nông dân khi tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Việc nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và trở thành thành viên của WTO đã tạo ra cơ hội mới để nông dân mở rộng thêm thị trường, để nông nghiệp nước ta phát triển, đi lên và vươn xa. Song, WTO cũng là sân chơi đầy thách thức, vì có sự cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước cần phải tiến hành hỗ trợ phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và nông dân. Sự hỗ

trợ phù hợp cho nông nghiệp – nông thôn – nông dân là rất cần thiết để tăng

sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản nước ta, nhưng vẫn tránh được những vụ kiện bán phá giá. Vì thế, cán bộ Hội, nhất là cán bộ cấp TW Hội cần chủ động tham gia xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho nông nghiệp và nông dân như bảo hiểm về cây trồng lâu năm và vật nuôi, như xúc tiến thương mại, đầu tư và xây dựng thương hiệu nông sản hàng hoá cho nông dân; xây dựng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn như trạm điện, đường xá, trường học, trạm xá, công trình thuỷ lợi, các cơ sở chế biến, các cơ sở gia công ở nông thôn...; xây dựng chính sách phát triển các công ty, doanh nghiệp nông dân từ các làng nghề truyền thống, đồng thời tăng cường khả năng xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho các công ty, doanh nghiệp này…; xây dựng chính sách đưa các cơ sở nghiên cứu khoa học về với nông thôn và nông nghiệp… Đồng thời, cán bộ Hội cần tích cực đề nghị Nhà nước bãi bỏ một số loại phí như thuỷ lợi phí, quỹ an ninh - quốc phòng,

quỹ phòng chống bão lụt… cho nông dân. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ Hội cần

để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nghề cho nông dân và con em họ

nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nông dân và con em họ...

Hội Nông dân và đội ngũ cán bộ Hội thực hiện xã hội hoá các hình thức hỗ trợ nông dân, thực chất là cụ thể hoá nghị quyết 8B - NQ/TW (khoá VI) của Đảng trong bối cảnh nước ta tăng cường và mở rộng hội nhập quốc tế. Điều này rất phù hợp với xu thế vận động của nông nghiệp nước ta, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì chẳng những nó sẽ góp phần thiết thực để có thể tránh được những vụ kiện không đáng có từ các đối tác nước ngoài, mà còn thể hiện được thái độ rất nhân văn, công bằng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Đội ngũ cán bộ Hội cần phải chủ động vận động, tuyên truyền hội viên, nông dân thành lập các hiệp hội ngành nghề như hiệp hội chăn nuôi gia cầm, hiệp hội chăn nuôi gia súc, hội nuôi tôm… để các hiệp hội đó có thể chủ động đứng ra

bảo vệ nông dân nước ta khi có khiếu kiện, có thể hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh

doanh của hội viên, nông dân. Về vấn đề này, Hội Nông dân và đội ngũ cán bộ

Hội Nông dân Việt Nam cần phải học tập những kinh nghiệm thành công của Hội Nông dân ở các nước TBCN phát triển như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Mỹ…

Hai là đề xuất với Nhà nước đưa các trường dạy nghề, trường chuyên nghiệp về địa bàn nông thôn, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài cho lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục để phục

vụ nông dân – nông nghiệp – nông thôn

Hiện nay, trước sự tác động của biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân, yêu cầu giải quyết việc làm cho nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi cán bộ Hội cần phải đề xuất với Nhà nước đưa các trường dạy nghề, trường chuyên nghiệp về địa bàn nông thôn, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài cho lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục để phục vụ nông dân – nông nghiệp – nông thôn. Trong khuôn khổ hoạt động của mình, Hội cần sáp nhập

Trung tâm dạy nghề và Trung tâm hỗ trợ việc làm thành Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực nông thôn của TW Hội, nâng cấp Trung tâm dạy nghề ở các tỉnh thành Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực nông thôn của Hội Nông dân ở các địa phương, nằm dưới sự quản lýý của Nhà nước để chủ động trong việc giải quyết việc làm cho hội viên. Trong tương lai, các trường này sẽ là nguồn cung cấp cán bộ hữu hiệu cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội.

Hiện nay, nông nghiệp - nông thôn - nông dân của nước ta nhìn chung còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển. Do vậy, mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh của nước ta chỉ được thực hiện thực sự khi nông nghiệp nước ta trở nên tiên tiến, hiện đại; khi nông

thôn nước ta trở nên văn minh và khi nông dân nước ta trở nên giầu có, vì họ là

bộ phận đông đảo nhất trong dân cư, vì “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [69, tr. 215]. Bài học hiện nay của Trung Quốc về ưu tiên nâng cao, cải

thiện đời sống của 800 triệu nông dân ở nông thôn và xoá khoảng cách chênh

lệch phát triển giữa các tỉnh miền Đông và miền Tây của Trung Quốc, rất đáng để nước ta quan tâm nghiên cứu khi đề ra chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình trong giai đoạn có bước chuyển đổi cách mạng của đất nước.

Ba là cần phải chủ động tham gia hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển

đốivới các loại hình kinh tế của nông dân

Dưới tác động của biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Nông dân, thì hoạt động này của đội ngũ cán bộ Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại và các doanh nghiệp nông dân phát triển vừa công bằng,

hợp lý hơn, vừa có hiệu quả hơn. Vì thế, để góp phần vào bước chuyển của nền nông nghiệp Việt Nam từ lạc hậu sang hiện đại, tiên tiến thì đội ngũ cán bộ Hội cần chủ động tìm giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay của kinh tế trang trại và doanh nghiệp nông dân để chúng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ Hội cần phải vận

động, tuyên truyền, phổ biến cho hội viên, nông dân chú trọng đúng mức đến

chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kinh tế theo hướng coi kinh tế HTX, kinh tế trang trại và doanh nghiệp nông dân là sự đột phá cho phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong việc sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu.

Để thực hiện được những yêu cầu trên, đội ngũ cán bộ Hội ngoài việc đề xuất với Nhà nước tạo điều kiện thông thoáng hơn cho kinh tế hộ, kinh tế HTX và kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông dân được tiếp cận nhiều hơn với nguồn

vốn vay chính thức từ ngân hàng, tổ chức tín dụng để họ có thể mở rộng được

qui mô sản xuất, thì khi cần thiết họ phải chủ động đứng ra tín chấp cho hội viên, nông dân vay vốn ngân hàng để xoá đói, giảm nghèo, nhất là tổ chức hoạt động liên kết giữa ngân hàng với nhà nông trên tinh thần cộng đồng trách

nhiệm, cộng đồng lợi ích. Khi chăm lo cho đời sống sản xuất, đời sống văn hoá

tinh thần của hội viên, nông dân, của nông thôn, cán bộ Hội sẽ có điều kiện tốt để hình thành phẩm chất chính trị vững vàng, sẽ tránh được thói quan liêu, xa rời quần chúng, mới thực sự gần dân vì điều này phù hợp với phương châm “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh” [69, tr. 56 - 57].

Tuy nhiên, trong khi đặt ra yêu cầu về phẩm chất chính trị đối với cán bộ Hội, nhất thiết cần phải có sự phân biệt nhất định giữa hai loại cán bộ có vị thế đặc biệt là cán bộ Hội cấp TW và cán bộ cơ sở Hội. Yêu cầu phẩm chất chính trị đối với cán bộ cấp TW Hội, tức là cán bộ cấp chiến lược của Hội là không những phải đạt được tất cả yêu cầu chung vừa nêu đối với mọi cán bộ Hội, mà

yêu cầu đó còn phải được đặt ở tầm lý luận, ở phạm vi bao quát vĩ mô toàn quốc vì phạm vi ảnh hưởng của loại cán bộ này rất rộng. Còn đối với cán bộ cấp cơ sở Hội, tức là cán bộ ở cấp tác nghiệp và thực thi nhiệm vụ cụ thể, thì những yêu cầu về phẩm chất chính trị lại cần được cụ thể hoá thành việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cụ thể tại địa phương, cơ sở của họ. Chẳng hạn, trước đồi hỏi của việc đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội thì ý thức đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để đưa nông nghiệp trở thành hiện đại của cán bộ cơ sở Hội cần được cụ thể hoá thành nhiệm vụ vận động, tuyên truyền hội viên, nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa để cơ giới hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp… ngay tại địa phương của họ.

2.1.1.2. Yêu cầu về bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh chính trị cũng là một yêu cầu cơ bản đối với cán bộ cách mạng nói chung, đối với cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, yêu cầu về bản lĩnh chính trị đối với cán bộ Hội cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Trong cuộc đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây, việc xác định kẻ thù là bọn xâm lược tàn bạo, cùng bè lũ tay sai bán nước của chúng là rất rõ ràng và dễ dàng, nên yêu cầu về bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ cán bộ nói chung, đối với cán bộ Hội nói riêng là sự gan dạ, kiên cường để đấu tranh, chiến đấu với kẻ thù thực dân, đế quốc; là sự bất khuất để chống được sự đe doạ, dụ dỗ của địch để nếu bị địch bắt và tra tấn sẽ không đầu hàng, không phản bội, không khai báo bí mật của cách mạng và tổ chức...

Trong thời kỳ trước đổi mới, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, nên bản lĩnh chính trị của cán bộ Hội đã không được xác định rõ, mà chỉ tương tự như cán bộ của các tổ chức nói trên. Chẳng hạn, khi đó, yêu cầu về bản lĩnh chính trị của cán

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 73)