5 Tổ chức dịch vụ hỗ trợ kinh tế cho nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 151 - 159)

Hội Nông dân thực hiện giải pháp này nhằm để khắc phục những hạn chế,

bất cập về điều kiện vật chất cho hoạt động của Hội và đội ngũ cán bộ Hội hiện

nay. Đồng thời, Hội thực hiện giải pháp này cũng nhằm để khắc phục hạn chế,

Để đáp ứng được những đòi hỏi của các nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân, thì Hội Nông dân phải đổi mới phương thức hoạt động, phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả, Hội cần phải có điều kiện vật chất đảm bảo, nhất là về kinh phí và phương tiện hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay, kinh phí hoạt động của Hội và lương, phụ cấp cho cán bộ Hội lại do ngân sách Nhà nước cấp, do đó rất thiếu và eo hẹp. Trong khi đặc thù công tác của Hội là gắn với hoạt động phong trào bề nổi, nên kinh phí hoạt động phong trào rất lớn. Vì vậy, kinh phí hoạt động của Hội chỉ trông chờ hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước, hoặc nhờ vào sự hảo tâm của các nhà tài trợ thì Hội sẽ rất bị động trong hoạt động.

Vì thế, yêu cầu của thực tiễn công tác Hội đã thúc đẩy Hội phải thực hiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh tế cho hội viên, nông dân để vừa có thể thực hiện tốt hơn chức năng và vai trò của Hội, vừa có thể tăng thêm nguồn kinh phí để bổ sung cho việc thiếu kinh phí hoạt động như hiện nay, cũng như tạo thêm cơ hội để hình thành, củng cố tư duy kinh tế và năng lực hoạt động kinh tế cho đội ngũ cán bộ Hội. Nội dung cốt lõi hoạt động này là thực hiện dịch vụ hỗ trợ kinh tế cho hội viên, nông dân để lấy phần phí dịch vụ trong các hoạt động đó bổ sung thêm cho kinh phí hoạt động của Hội Nông dân và đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ cấp cơ sở Hội. Trên cơ sở đó Nhà nước sẽ dần giảm thiểu sự cung cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách, để trong tương lai không xa Hội Nông dân có thể tự trang trải một phần kinh phí hoạt động cho mình.

Để thực hiện được điều này, Hội và đội ngũ cán bộ Hội cần chủ động đề xuất với Nhà nước “thành lập các doanh nghiệp mà nông dân có nhu cầu... góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của nông dân và tăng cường khối liên minh công - nông - trí trong sự nghiệp phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [93, tr. 28]. Cụ thể là Hội cần thành lập các công ty

dịch vụ hỗ trợ công ích, các tổ hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp để thực hiện dịch vụ hỗ trợ thiết thực cho sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân. Các công ty, tổ hợp này của Hội Nông dân sẽ hoạt động theo mục tiêu phi lợi nhuận để tiến hành dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế.

Các công ty đó có thể tư vấn cho hội viên, nông dân về luật, trợ giúp pháp lý, giúp đỡ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tư vấn về khoa học, kỹ thuật.... Các công ty, tổ hợp này cần có sự quản lý, giám sát trực tiếp của Hội và quản lý thống nhất của Nhà nước và sẽ thực hiện dịch vụ hỗ trợ cho hội viên, nông dân thông qua các hợp đồng kinh tế được thoả thuận giữa hai bên. Công ty dịch vụ hỗ trợ công ích này hoạt động theo mục đích phi lợi nhuận, nên Nhà nước cần miễn hoặc giảm thuế, nhất là nên có hỗ trợ ban đầu về những điều kiện thiết yếu như vốn cố định, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Khi nước ta đã là thành viên của WTO, trước những yêu cầu rất thiết thực, cụ thể cần phải giải đáp của nông nghiệp và nông dân về tiêu thụ sản phẩm, về bảo hộ thương mại, về tranh chấp thương mại… thì đội ngũ cán bộ Hội không thể tiến hành công tác vận động, tuyên truyền chung chung, trái lại, họ cần phải biết tác nghiệp tư vấn rất cụ thể cho nông dân về luật, về đầu tư, về thị trường, về thuế, về thương hiệu... Từ yêu cầu của thực tiễn, Hội và cán bộ Hội cần được chuẩn bị cơ sở pháp lý, điều kiện về vốn, trang bị kỹ thuật và kiến thức quản lý để khi chín muồi sẽ nâng cấp Quỹ hỗ trợ nông dân thành công ty Tư vấn tài chính và đầu tư cho nông dân; sẽ nâng cấp Trung tâm hỗ trợ nông dân thành công ty Tư vấn và hỗ trợ khoa học – kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân (để khuyến công, nông, lâm, ngư); sẽ nâng cấp Trung tâm trợ giúp pháp lý cho nông dân thành công ty Tư vấn luật và trợ giúp pháp lý cho nông dân. Tất nhiên, phí dịch vụ thu được từ hoạt động tư vấn, hỗ trợ của các công ty này sẽ là nguồn bổ sung kinh phó hoạt động của Hội và để trợ cấp kinh phí cho số cán bộ Hội chưa có phụ cấp công tác.

Ngoài ra, cán bộ Hội cần tiếp tục chủ động phối hợp, liên kết với các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp để thực hiện các dự án, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng giao phó, vừa tạo thêm nguồn kinh phí bổ sung, hỗ trợ cho công tác của cán bộ cấp cơ sở Hội. Chẳng hạn, cán bộ Hội cần phải tăng cường phối hợp

với các doanh nghiệp, công ty thương mại, nhà phân phối... trong tiêu thụ sản

phẩm cho họ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; phối hợp với các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội để giải ngân vốn vay... Qua đó, Hội có thể bổ sung thêm kinh phí hoạt động và phụ cấp cho cán bộ cơ sở Hội.

Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, bên cạnh việc có được những thời cơ, thuận lợi thì nông dân và nông nghiệp nước ta hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn về kiến thức pháp luật, kiến thức hội nhập, về tiêu thụ nông sản phẩm, về thị trường và xây dựng thương hiệu… Vì thế, cán bộ Hội cần phải giải quyết khó khăn này của hội viên, nông dân nước ta. Theo đó, đội ngũ cán bộ Hội cần phải tư vấn, giúp đỡ nông dân, nông nghiệp trong xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin thị trường, trong việc kịp thời đề ra các luật, chính sách, cơ chế phù hợp, thông thoáng; đồng thời, Hội Nông dân cần đề nghị Nhà nước xây dựng nhiều hơn nữa các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, kho chứa lạnh, cơ sở chế biến... Các công ty của Hội có thể tham gia thực hiện một số phần việc của các dự án trên để vừa rèn luyện năng lực công tác cho cán bộ Hội, vừa có thêm kinh phí hoạt động.

Hiện nay, Hội và cán bộ Hội cần phải kết hợp với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nông dân để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, theo đó phần việc của Hội và cán bộ Hội là đứng ra tổ chức làm đại lý thu mua nông sản cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để lấy phần phí dịch vụ. Đây là việc làm rất có lợi cho tất cả mọi bên tham gia, trong đó nông dân thì không

còn quá lo về đầu ra của sản phẩm, còn doanh nghiệp thì giảm chi phí thu gom, Hội Nông dân và cán bộ Hội thì có thêm kinh phí hoạt động.

Kết luận chương 3

Để có đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu của tiến trình cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; để tận dụng được những tác động thuận lợi, để giảm đi ảnh hưởng của những tác động cảntrở của đặc điểm

Hội và có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng

việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay, Hội Nông dân nên thực hiện việc

xây dựng đội ngũ cán bộ Hội dựa trên một số quan điểm như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân phải tuân theo các

quan điểm cơ bản về công tác cán bộ của Đảng, phải gắn với sự giúp đỡ của

Nhà nước và sự ủng hộ của hội viên, nông dân; thứ hai, việc xây dựng đội ngũ

cán bộ Hội Nông dân phải gắn mật thiết với thực tiễn biến đổi có tính cách mạng của nông nghiệp - nông thôn - nông dân và phong trào nông dân; thứ ba, việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội phải đổi mới từng bước để đáp ứng nội dung

và phương thức hoạt động của Hội Nông dân; phải gắn liền với việc nâng cao

chất lượng và đổi mới tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân.

Với những quan điểm nêu trên, luận án khuyến nghị 5 giải pháp sau đây:

Thứ nhất, giải pháp giáo dục và tuyên truyền; thứ hai, giải pháp đào tạo

và bồi dưỡng cán bộ; thứ ba, đổi mới một số mặt công tác của Hội Nông dân;

thứ tư, đổi mới và kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân; thứ năm, tổ

chức dịch vụ hỗ trợ kinh tế cho nông dân.

Các giải pháp được nêu ra trong luận án là kết quả nghiên cứu thực tiễn công tác Hội và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Hội trong những năm gần đây, vì thế chúng có tính khách quan, khả thi và cần được thực hiện đồng bộ.

KẾT LUẬN

Nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nhân tố sự biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam từ 1986 đến nay đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mọi giai cấp và tầng lớp xã hội ở nước ta, trong đó có nông nghiệp – nông thôn – nông dân, có Hội Nông dân và chúng đã quy định các đặc điểm của Hội trong giai đoạn này.

Hiện nay, các nhân tố trên đã đòi hỏi phải xây dựng tổ chức Hội và đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm nhiệm vụ để Hội xứng đáng là tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho quyền làm chủ của giai cấp nông dân, để đội ngũ cán bộ Hội xứng đáng là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Cố nhiên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội giai đoạn hiện nay chịu sự tác động của các nhân tố trên và của các đặc điểm Hội Nông dân. Vì thế, tìm

ra đặc điểm của Hội Nông dân và sự tác động của nó đến việc xây dựng đội

ngũ cán bộ Hội hiện nay là việc làm cần thiết và đã trở thành mục đích của

luận án; để đạt được mục đích trên, luận án đã thực hiện ba nhiệm vụ, ứng với

ba chương.

Trước hết, chương 1 của luận án đã nghiên cứu một cách khái quát về Hội

Nông dân và cán bộ Hội, về nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, về sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và về sự biến đổi của giai cấp nông dân, với tư cách là những tác nhân khách quan quy định nên đặc

điểm của Hội giai đoạn hiện nay. Tiếp đó, luận án đi vào nội dung chính của

chương này là nghiên cứu làm nổi rõ 3 đặc điểm của Hội Nông dân giai đoạn

hiện nay.

Chương 2 của luận án nghiên cứu sự tác động của các đặc điểm của Hội Nông dân Việt Nam đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội trong giai đoạn hiện nay, bao gồm cả sự tác động đến những yêu cầu cấp thiết của đội ngũ cán bộ

Hội, tác động đến những nội dung chủ yếu của việc xây dựng đôị ngũ cán bộ Hội và một số vấn đề cần đặt ra trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ Hội.

Chương 3 của luận án đã đề xuất 3 quan điểm và 5 giải pháp cơ bản để có

thể khắc phục được các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất

lượng việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội trong giai đoạn Việt Nam có bước

chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại vào năm 2020.

Trong điều kiện tài liệu tham khảo hạn chế, chưa có những công trình

nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống và đầy đủ dưới góc độ triết học về

đề tài này, luận án được thực hiện với mong muốn đóng góp chút công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu lý luận về Hội Nông dân, vào việc xây dựng Hội trở thành một tổ chức chính trị – xã hội lớn mạnh của giai cấp nông dân, vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ, mà xã hội đặt lên vai Hội trong giai đoạn chuyển đổi có tính cách mạng của đất nước.

Chúng tôi nghĩ rằng, từ hướng nghiên cứu mà luận án đã thực hiện, sẽ có thể xuất hiện những đề tài nghiên cứu mới. Chẳng hạn, có thể nghiên cứu sâu hơn về quá trình vận động, biến đổi của nông nghiệp – nông thôn – nông dân nước ta trong bước chuyển đổi của đất nước từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và tác động của sự vận động, biến đổi ấy tới giai cấp nông dân và Hội Nông dân; hoặc có thể nghiên cứu sâu hơn về vai trò của Hội Nông dân Việt Nam và đội ngũ cán bộ Hội đối với quá trình công nhân hoá, doanh nhân hoá và trí thức hoá giai cấp nông dân; cũng có thể nghiên cứu sâu hơn về sự vận động và biến đổi của vị thế, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá và mở cửa, hội nhập quốc tế; hoặc nghiên cứu sâu hơn về vai trò chủ thể của Hội Nông dân trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam trong bước chuyển có tính cách mạng

của đất nước từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại...

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 151 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)