Đổi mới và kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 148 - 151)

Hội Nông dân thực hiện giải pháp này nhằm để khắc phục những hạn chế

bất cập về tổ chức và bộ máy của Hội Nông dân hiện nay.

Việc đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân có quan hệ mật thiết đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm nhiệm vụ và cần theo những mục tiêu sau đây:

3.2.4.1. Tổ chức, bộ máy của Hội phải tinh gọn, có chất lượng và hiệu quả

Đội ngũ cán bộ Hội luôn gắn bó mật thiết với tổ chức, bộ máy nên bộ máy hiệu lực, hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ Hội; ngược lại, chất lượng của đội ngũ cán bộ Hội cũng sẽ quyết định tính hiệu quả của bộ máy, tổ chức Hội. Thực tiễn cho thấy, tổ chức và bộ máy của Hội càng tinh gọn, càng dễ đem lại chất lượng và hiệu quả cao, càng tạo điều kiện thuận lợi để cho cán bộ Hội phát huy hết năng lực công tác.

Tuy nhiên, không phải vì sự tinh gọn một cách hình thức, mà quên mất tính biện chứng giữa số lượng và chất lượng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội. Vì thế, về mặt nguyên tắc, nếu bộ phận nào trong tổ chức, bộ máy của Hội còn cồng kềnh, kém hiệu quả thì Hội cần phải tìm cách tinh giản biên chế để cho nó tinh gọn và có hiệu quả thực sự. Trái lại, bộ phận nào, phần việc nào thực sự cần bổ sung thêm cán bộ mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ, thì nhất thiết phải lập thêm bộ máy, bố trí, bổ sung thêm cán bộ cho đủ.

Hiện nay, do địa bàn công tác của Hội rất rộng, do công tác quản lý cán bộ Hội còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quản lý số cán bộ cơ sở Hội người

dân tộc thiểu số... nên Hội cần đề nghị với Ban Tổ chức TW Đảng, với các Ban Tổ chức của các tỉnh ủy để bố trí đủ biên chế cán bộ Hội phù hợp với địa bàn hoạt động rộng, trình độ dân trí thấp. Đặc biệt là đối với các tỉnh Hội ở miền núi, Ban Tổ chức của Đảng cần bố trí thêm chỉ tiêu biên chế dành cho công tác quản lý đội ngũ cán bộ cơ sở Hội người dân tộc thiểu số.

3.2.4.2. Cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho tổ chức, bộ máy

Hiện nay, giữa các ban, đơn vị trong hệ thống tổ chức của Hội ở cấp TW Hội và cấp tỉnh, thành Hội còn nhiều chồng chéo về chức, năng, nhiệm vụ. Chẳng hạn, ở một số tỉnh Hội hiện đang có sự chồng chéo giữa hai ban là Ban Tuyên huấn và Ban Tổ chức – Kiểm tra trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Do vậy, Hội cần thống nhất trong việc chỉ đạo, phân công nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội cho Ban Tuyên huấn của tỉnh Hội, vì hiện nay ở một số tỉnh Hội, Ban Tổ chức – Kiểm tra vẫn còn đảm nhận công tác này. Thực hiện thống nhất công việc này sẽ giúp cho việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội được dễ dàng, thuận tiện từ TW đến tỉnh.

Tổ chức, bộ máy có sự tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đội ngũ cán bộ Hội, nên việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy của Hội sẽ góp

phần thiết thực vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm nhiệm vụ. Vì

thế, để tránh xu hướng Nhà nước hoá bộ máy, tổ chức và hành chính hoá hoạt động của Hội, thì khi Hội hướng mọi hoạt động về cơ sở, bám sát cơ sở, lấy cơ sở làm trọng tâm hoạt động, Hội cũng cần phải thường xuyên củng cố, kiện toàn các ban chấp hành cơ sở Hội, nhất là xác định rõ chức năng, lề lối làm việc của ban chấp hành, bố trí, cơ cấu đội ngũ cán bộ đủ năng lực và phẩm chất vào ban chấp hành, nhất là các vị trí chủ chốt. Bên cạnh đó, Hội cần xây dựng và hoàn thiện các ban chuyên môn, giúp việc ở cấp cơ sở Hội như Ban Tuyên huấn, Ban Kiểm tra... Đặc biệt là Hội cần phải có sự phân công, phân cấp rất rõ

ràng giữa các bộ phận và giữa các cấp trong tổ chức để tránh chồng chéo, lấn sân.

Trước hết, Hội cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cấp Hội để tránh xảy ra tình trạng lấn sân, hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp Hội. Vì vậy, trong khi chỉ đạo cấp dưới, cán bộ Hội cấp trên phải tôn trọng nguyên tắc sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cấp Hội, tạo điều kiện để cán bộ cơ sở Hội thể hiện tính độc lập, tự chủ, linh hoạt trong mọi hoạt động của họ. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, cán bộ Hội cấp trên rất dễ lấn sân, bao sân, làm thay cho cán bộ cấp cơ sở, mà hậu quả là sự vi phạm nguyên tắc phân công, phân cấp trong hoạt động của Hội và gây ra cho cán bộ cấp cơ sở Hội sự đùn đẩy, trì trệ, thụ động, tạo ỷ lại, trông chờ vào cán bộ Hội cấp trên. Thực tiễn cho thấy, khi cán bộ Hội cấp trên làm thay, bao sân, lấn sân thì cán bộ cấp cơ sở Hội sẽ ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào cấp trên, sẽ làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của cán bộ cơ sở Hội. Đây là sự vi phạm về chế độ phân công, phân cấp trong quản lý giữa các cấp Hội.

Không chỉ có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong tổ chức, bộ máy để tránh chồng chéo, mà Hội còn cần phải xác định rõ cơ chế hoạt động giữa các bộ phận trong tổ chức, bộ máy để tăng tính hiệu quả của chúng. Hội cần phải

xác định rõ cơ chế quy định trách nhiệm giữa các cấp Hội, bởi hiện nay giữa

các cấp Hội vẫn còn tình trạng thiếu ăn khớp trong phối hợp hoạt động, mà nguyên nhân là do còn thiếu cơ chế quy định trách nhiệm giữa các cấp Hội. Hậu quả của tình trạng đó, là Hội cấp trên thì quan liêu, cấp cơ sở Hội thì quá tải nghị quyết, là sự thực hiện có tính đối phó, dễ gây ra bệnh thành tích, bệnh báo cáo láo của cấp dưới và hiệu quả công tác của Hội thấp, cán bộ không được rèn luyện thực sự. Vì thế, việc xác định rõ cơ chế quy định trách nhiệm giữa các cấp Hội chẳng những sẽ tạo ra tinh thần trách nhiệm cao cho cán bộ Hội trong hoạt động thực tiễn, mà đồng thời nó còn tác động trực tiếp đến việc xây dựng

phong cách công tác khoa học, thiết thực, cụ thể và hiệu quả cho đội ngũ cán bộ Hội.

3.2.4.3.. Gắn đổi mới và kiện toàn tổ chức, bộ máy với xây dựng đội ngũ

cốt cán của Hội

Đội ngũ cốt cán của Hội Nông dân tồn tại ở cấp cơ sở, họ là những hội viên, nông dân hoạt động hăng hái, tích cực và họ sống, sinh hoạt tại các chi Hội, tổ Hội thuộc cơ sở Hội. Đội ngũ này luôn cùng cán bộ cơ sở Hội hợp thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ của cơ sở Hội. Vì thế, đi liền với đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, nhất thiết Hội phải xây dựng đội ngũ cốt cán của mình ở cơ sở, bởi các mặt công tác này có sự tác động, bổ sung cho nhau hết sức mật thiết. Thực tiễn công tác Hội những năm qua cho thấy, “ngòi nổ” của những điểm nóng trong xã hội nông thôn không chỉ nảy sinh từ trong nội bộ nông thôn, nông dân, mà còn có thể bị các thế lực phản động, chống đối đưa vào từ bên ngoài vào.

Từ kinh nghiệm thực tiễn công tác Hội cho thấy, là nếu cấp cơ sở Hội ở địa phương nào không biết chú trọng đúng mức đến công tác xây dựng lực lượng cốt cán cho mình, thì cơ sở Hội ở nơi đó đều tỏ ra lúng túng, bị động khi xảy ra tình huống phức tạp như khiếu kiện tập thể, bạo loạn… khi đó Hội và đội ngũ cán bộ Hội sẽ không kịp thời đối phó, ngăn chặn vì thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ kịp thời... Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tôn giáo, vùng có điểm nóng. Kết luận này dường như còn đúng với mọi tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)