Tổ chức, bộ máy kém hiệu quả và điều kiện vật chất còn thiếu thốn

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 122 - 126)

Thực tiễn cho thấy, tổ chức, bộ máy được xây dựng hợp lý sẽ giúp thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ; ngược lại, xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng sẽ làm cho tổ chức, bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn. Vì thế, xây dựng tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân cần phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội.

Thực tiễn công tác Hội cho thấy, tổ chức, bộ máy của Hội hiện còn bị Nhà nước hoá, nên còn cồng kềnh và hoạt động của nó còn bị hành chính hoá nên rất kém hiệu quả, trong tổ chức, bộ máy còn thiếu sự phân công, phân cấp rõ ràng, một việc được phân cho nhiều đơn vị thực hiện đã dẫn tới chồng chéo, làm cho hoạt động của tổ chức, bộ máy của Hội còn thiếu hiệu quả. Điều này dẫn tới tình trạng có bộ phận cán bộ làm không hết việc, trong khi nhiều bộ phận khác lại ngồi chơi, do không có việc, hoặc một nhiệm vụ lại có quá đông cán bộ thực hiện, trong khi có nhiệm vụ lại ít cán bộ, thậm chí thiếu cán cán bộ để thực hiện dẫn tới ùn tắc công việc. Tất nhiên, điều đó đã dẫn tới tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ trong tổ chức, bộ máy của Hội ở mọi cấp. Đây chính là hậu quả của tình trạng vì người mà lập ra bộ máy, không xuất phát từ nhu cầu công việc.

Chẳng hạn, ở cấp TW Hội và ở nhiều tỉnh Hội, cán bộ thuộc khối văn phòng như văn thư, kế toán, thủ quỹ, lái xe thì rất đông, trong khi những cán bộ tác nghiệp chuyên môn để có thể tổ chức, hướng dẫn cho hội viên, nông dân về khoa học kỹ thuật, về luật, về kinh doanh… lại rất ít, thậm chí ở nhiều địa phương còn rất thiếu cán bộ có chuyên môn. Trên thực tế, những cán bộ Hội có thể trở thành người tư vấn đúng và thực sự có hiệu quả cho hội viên, nông dân rất hiếm. Điều này một mặt cho thấy, cơ cấu cán bộ của Hội còn bất hợp lý, chất lượng cán bộ chưa cao, chưa đồng đều; mặt khác còn cho thấy, tổ chức, bộ máy của Hội chưa được xây dựng hợp lý nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi để cho

mọi cán bộ có thể phát huy năng lực, sở trường của họ, cũng như chưa tạo ra được động cơ thúc đẩy để cán bộ phấn đấu vươn lên.

Thực tiễn công tác Hội cũng cho thấy, điều kiện vật chất phục vụ cho tổ chức Hội và cán bộ Hội hoạt động là do ngân sách Nhà nước cấp, vì thế rất eo hẹp. Bên cạnh đó, hiện nay việc khoán kinh phí hoạt động rất bất hợp lý, theo đó tổ chức nào có đông cán bộ thì được nhiều kinh phí. Điều này đã vô tình khuyến khích các tổ chức tăng thêm nhiều biên chế. Ngoài ra, đặc thù công tác Hội là gắn với phong trào quần chúng, kết quả của phong trào rất khó xác định bằng định lượng, mà chủ yếu bằng định tính. Vì thế, các dự toán kinh phí ban đầu cho các hoạt động phong trào thường bị cấp có thẩm quyền cắt đầu, cắt đuôi. Cho nên, các phong trào của các đoàn thể, trong đó có Hội Nông dân thường dễ rơi vào tình cảnh đầu voi, đuôi chuột do thiếu kinh phí hoạt động.

Ngoài sự hạn chế về kinh phí, những điều kiện vật chất khác của Hội Nông dân cũng rất thiếu thốn và eo hẹp. Chẳng hạn, hiện nay do không có trụ sở làm việc, nên các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp cơ sở, trong đó có Hội Nông dân đã không có phòng làm việc riêng, mà thường chỉ được bố trí một chiếc bàn để các tổ chức này thay nhau trực, cơ sở Hội chưa có điện thoại để liên lạc. Giờ đây, Internet đã là những phương tiện thiết yếu trong công tác, nhưng vì điều kiện vật chất thiếu thốn, nên cấp cơ sở Hội và rất nhiều huyện Hội và tỉnh Hội vẫn chưa có để sử dụng. Vì những điều kiện vật chất quá thiếu thốn, nhất là về kinh phí nên hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân và cán bộ Hội chưa cao.

Cũng do thiếu kinh phí hoạt động, trong đó có kinh phí đào tạo cán bộ, nên công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Hội chưa được tiến hành bài bản, các lớp tập huấn chỉ được tổ chức ngắn ngày do thiếu kinh phí nên chất lượng cán thấp, nên mặc dù đã trải qua các lớp đó nhưng họ vẫn chưa nắm được những

nội dung cơ bản, chưa bồi dưỡng được các kỹ năng cần thiết cho công tác của họ.

Kết luận chương 2

Sự tác động của các đặc điểm Hội Nông dân đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về phẩm chất và bản lĩnh chính trị, đến đạo đức cách mạng, đến phong cách và năng lực công tác cho cán bộ Hội và chúng đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành những yêu cầu đó ở đội ngũ cán bộ Hội. Đồng thời, các đặc điểm của Hội Nông dân còn tác động đến những nội dung chủ yếu của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội như số lượng và cơ cấu cán bộ, công tác quy hoạch, công tác đào tạo và bồi dưỡng, công tác bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ Hội. Ngoài ra, chúng còn tác động đến điều kiện vật chất, tổ chức và bộ máy của Hội Nông dân.

Các đặc điểm của Hội Nông dân có tính khách quan, vì chúng là kết quả tác động của nhân tố đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, của nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi của giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, sự tác động của đặc điểm Hội đến những yêu cầu cấp thiết của cán bộ Hội và những nội dung chủ yếu của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và đến điều kiện vật chất, đến tổ chức và bộ máy là có tính khách quan.

Đồng thời, trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay cũng đã có một số vấn đề cần đặt ra như vấn đề liên quan tới hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ Hội về bản lĩnh chính trị, về phong cách công tác, về năng lực công tác; liên quan tới hạn chế về một số công tác cán bộ của Hội Nông dân; liên quan tới hạn chế, bất cập về tổ chức, bộ máy và điều kiện vật chất của Hội Nông dân. Những vấn đề này đã nảy sinh một cách khách quan trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay. Vì thế, Hội Nông dân cần phải tìm ra giải pháp thiết

thực, hữu hiệu để khắc phục chúng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)