với thực tiễn biến đổi có tính cách mạng của nông nghiệp - nông thôn - nông dân và phong trào nông dân
Sự biến đổi về cở giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ
của Hội trong hệ thống chính trị và biến đổi về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Nông dân gắn mật thiết với nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế, với nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và sự biến đổi có tính cách mạng của nông nghiệp - nông thôn - nông dân và phong trào nông dân hiện nay, đã đòi hỏi việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội cần phải gắn
bó mật thiết với thực tiễn nông nghiệp - nông thôn - nông dân và phong trào
nông dân trong bước chuyển đó. Sở dĩ như vậy, bởi vì nông dân là đối tượng
vận động, nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động, nông thôn là địa bàn hoạt động
và phong trào nông dân là môi trường hoạt động của Hội Nông dân. Thực tiễn công tác Hội cho thấy, nhờ có sự tác động, yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nông nghiệp - nông thôn - nông dân và phong trào nông dân, mà Hội có thể đề ra và
điều chỉnh phù hợp mục tiêu, phương hướng, biện pháp, giải pháp cho mọi hoạt
động của mình, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội. Đồng thời, nhờ thông qua sự gắn bó mật thiết với thực tiễn nông nghiệp - nông thôn - nông dân và thực tiễn phong trào nông dân, mà những mô hình lýý thuyết về việc xây
dựng đội ngũ cán bộ Hội mới có sự phản hồi, tác động tích cực trở lại từ đối
tượng tác động, lĩnh vực, địa bàn và môi trường hoạt động đích thực để kiểm
nghiệm về tính hợp lý, đúng đắn và hiệu quả của mô hình lýý thuyếtđó.
Không những thế, chỉ thông qua sự gắn bó mật thiết với thực tiễn nông nghiệp - nông thôn - nông dân và thực tiễn phong trào nông dân, đội ngũ cán bộ
Hội mới thực sự có môi trường tốt để rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất, bản
lĩnh chính trị, đạo đức, phong cách và năng lực công tác; đồng thời, các mặt công tác cán bộ Hội như quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, bố trí,
sử dụng, quản lý cán bộ mới có môi trường thực tế để kiểm chứng tính chính
xác, cụ thể và tính hiệu quả của chúng. ý