Biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 45 - 51)

Hội Nông dân là tổ chức chính trị – xã hội của nông dân, nên giai cấp nông

dân đã trở thành cơ sở giai cấp xã hội của Hội. Vì thế, sự biến đổi của giai cấp

nông dân, chính là sự biến đổi cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân. Sau đây

chúng ta có thể so sánh sự biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân qua một số giai đoạn cách mạng:

Trong giai đoạn từ trước cách mạng tháng Tám đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tổ chức Nông hội đỏ, rồi đến Hội Nông dân cứu quốc là tổ chức chính trị – xã hội của tuyệt đại đa số nông dân nghèo, bị thất học, mù chữ, lạc hậu. Giai đoạn này, giai cấp nông dân chưa có sự biến đổi về địa vị kinh tế – xã hội. Giai cấp nông dân giai đoạn này gồm có thành phần phú nông chiếm số lượng nhỏ, thành phần đông nhất là trung nông (thực chất là người tiểu nông cá thể), thành phần còn lại là bần nông và cố nông (tức là tá điền – những người vô sản ở nông thôn). Tuy nhiên, cơ sở giai cấp xã hội của Hội giai đoạn này đã

sự biến đổi về địa vị chính trị – xã hội từ người nông dân của một nước

thuộc địa, nửa phong kiến thành nông dân của một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, giai cấp nông dân có sự phân hoá thành hai bộ phận là nông dân tập thể, tức là xã viên của các HTX nông nghiệp và nông dân cá thể. Lúc này, ở miền Bắc, cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân cứu quốc và sau này là của các HTX nông nghiệp và của Hội Đồng Nông dân tập thể là giai cấp nông dân tập thể. Khi đó, tuyệt đại đa số nông dân ở miền Bắc đã có sự biến đổi về địa vị kinh tế – xã hội từ người nông dân cá thể thành nông dân tập thể. Số rất ít nông dân không vào HTX, nên họ vẫn là nông dân cá thể. Còn ở miền Nam, do còn phải sống dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, nên giai cấp nông dân miền Nam đã bị phân hoá thành phú nông, trung nông (tức là những người tiểu nông cá thể) và cố nông (tức những nông dân tá điền làm thuê cho các địa chủ và đại địa chủ).

Trong giai đoạn từ 1975 đến 1986, giai cấp nông dân nước ta đã có sự phân hoá sâu sắc thành hai thành phần, trong đó tuyệt đại đa số trở thành nông dân tập thể, tức là trở thành xã viên của các tập đoàn sản xuất và các HTX nông nghiệp, số rất ít còn lại không vào các tập đoàn sản xuất và HTX nông nghiệp, nên họ vẫn là nông dân cá thể. Giai đoạn này, Hội Nông dân tập thể là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân tập thể và giai cấp nông dân tập thể là cơ sở giai cấp xã hội của Hội. Trong phạm vi toàn quốc, cơ sở giai cấp xã hội

của Hội Nông dân tập thể đã có sự biến đổi vềđịa vị chính trị – xã hội từ người nông dân của một nước bị chia cắt thành người nông dân của một đất nước thống nhất, độc lập, tự do thực sự; đã có sự biến đổi về địa vị kinh tế – xã hội từ người nông dân cá thể thành người nông dân tập thể.

Đây là giai đoạn thống trị của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Có thể thấy, trong thời kỳ đầu của HTX, cơ chế này đã thể hiện được tính ưu việt nhất định, nhưng càng về sau nó càng bộc lộ những khuyết tật cố hữu của mình, mà điển hình là đã gây ra tình trạng tha hoá lao động của người nông dân và tình trạng tha hoá quyền lực của khá đông cán bộ quản lý

các HTX và tập đoàn sản xuất, đã gây ra cản trở cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp nước bị giảm sút nghiêm trọng, kéo theo đó là thu nhập của xã viên còn rất thấp và đời sống của họ trở nên rất khó khăn. Tình hình đó đã thúc đẩy Đảng ta quyết tâm khởi xướng công cuộc đổi mới, mà đột phá khẩu là mặt trận nông

nghiệp.

Trong giai đoạn từ 1986 đến nay, cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân đã

sự biến đổi lớn về địa vị kinh tế – xã hội từ người nông dân tập thể kiểu cũ,

thành người nông dân cá thể thời kỳ đổi mới. Hiện nay, giai cấp nông dân đã có sự phân hoá mạnh mẽ thành những bộ phận có địa vị kinh tế – xã hội khác nhau, phần lớn nông dân đã trở thành nông dân cá thể, số rất ít là xã viên của

các HTX kiểu mới. Tuy nhiên, cho dù có là xã viên của các HTX kiểu mới, nhưng thực chất họ vẫn là nông dân cá thể, bởi HTX kiểu mới đó chỉ làm chức năng dịch vụ đảm nhận một số khâu trong sản xuất của hộ nông dân cá thể, còn quyền quyết định sản xuất cái gì, sản xuất thế nào và sản xuất bao nhiêu… vẫn thuộc về hộ gia đình nông dân cá thể. Lúc này, trong những nông dân cá thể lại có sự phân hoá thành bộ phận lớn nhất vẫn còn làm kinh tế theo phương thức sản xuất truyền thống, và một bộ phận nhỏ là chủ các trang trại, chủ các doanh nghiệp nông dân đã biết làm kinh tế theo phương thức hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, trong nông thôn đã xuất hiện một bộ phân nông dân không có đất sản xuất phải thường xuyên làm thuê cho người khác, mà chủ yếu là làm thuê cho các chủ trang trại, chủ các doanh nghiệp nông dân.

Các chủ trang trại, chủ các doanh nghiệp nông dân là những nông dân có vốn, biết làm kinh tế giỏi, mạnh dạn và mạo hiểm làm giầu. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành tỷ phú, có thu nhập rất cao và có đời sống sung túc. Tất nhiên, ngoài sử dụng lao động của bản thân và lao động của các thành viên trong gia đình, họ buộc phải thuê mướn lao động. Lúc này trong nội bộ giai cấp nông dân đã xuất hiện quan hệ người chủ và làm thuê, đã xuất hiện quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Trong số người làm thuê cho các chủ trang trại và các chủ doanh nghiệp nông dân, có người làm thuê thường xuyên, có người làm thuê theo thời vụ. Như vậy, cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân đã khác trước, tức là đã có sự biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc thành những bộ phận nông dân có địa

vịkinh tế – xã hội khác nhau trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Trước đổi mới, nói tới Hội Nông dân tập thể là nói tới tổ chức chính trị – xã hội của những người nông dân tập thể thuần nhất, khi đó mọi người đều có địa

vị kinh tế – xã hội giống nhau, vì họ đều là xã viên của các HTX kiểu cũ. Còn

sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ, là nói tới tổ chức đại diện cho những bộ phận nông dân có địa vị kinh tế – xã hội khác nhau. Vì thế, lúc này, Hội Nông dân phải là tổ chức đại diện cho tiếng nói của tất cả các bộ phận nông dân đó trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế – xã hội của các bộ phận nông dân có sự khác nhau, nên động cơ tư tưởng và động lực lợi ích giữa họ cũng rất khác nhau, thậm chí đôi khi còn trở thành đối lập nhau.

Chẳng hạn, trong khi các chủ trang trại muốn đề nghị Nhà nước tăng mức hạn điền lên nhiều hơn nữa để họ đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất nhằm mở rộng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá và cơ giới hoá… thì những nông dân nghèo lại không có nhu cầu đó, thậm chí còn kiên quyết phản đối vì họ lo sợ quá trình đó sẽ làm mất đi tư liệu sản xuất nhỏ bé của mình. Từ khi xuất hiện quan hệ người chủ và làm thuê, thì thực chất đã xuất hiện quan hệ bóc lột và bị bóc lột, đã xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích ngay trong nội bộ nông dân. Vì thế, lúc này vấn đề quan hệ đoàn kết giai cấp không chỉ được đặt ra giữa nông dân với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, mà còn phải được đặt ra cho cả

nội bộ giai cấp nông dân. Với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp

nông dân, Hội Nông dân cần phải thực hiện cho được nhiệm vụ đoàn kết giai cấp trong nội bộ nông dân.

Trong nội bộ giai cấp nông dân có sự phân tầng về thu nhập, nên đã tạo ra

tình trạng phân hoá giầu nghèo. Chủ các trang trại và doanh nghiệp nông dân

là những người nông dân làm kinh tế giỏi, nên họ có thu nhập cao và mức sống sung túc hơn rất nhiều so với những nông dân nghèo. Vì thế, trong nội bộ giai cấp nông dân đã có sự phân hoá giầu nghèo. Đáng tiếc là trong những năm gần đây sự phân hoá đó ngày một doãng thêm ra. Điều này không chỉ phản ánh sự

bất bình đẳng về thu nhập, về hưởng thụ những thành quả của công cuộc đổi

mới và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà nó còn phản ánh cả sự bất bình

Thực tế cho thấy, nông dân giầu có là người có khả năng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao như quần áo ấm hơn, thức ăn có nhiều ca lo hơn, đồ uống đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh hơn những nông dân nghèo; ngoài ra, họ và gia đình họ còn có cơ hội được hưởng chế độ chăm sóc y tế, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn người nghèo. Nhờ được hưởng chế độ giáo dục tốt hơn, con em của nông dân giầu sẽ có cơ hội được học lên cao hơn, và chúng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn những con em nông dân nghèo. Điều này tiềm ẩn nguy cơ bất

bình đẳng xã hội rất lớnngay trong nội bộ giai cấp nông dân nước ta hiện nay.

Vấn đề khoảng cách giầu nghèo trong nội bộ nông dân nói riêng, giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong nhân dân nói chung còn dẫn tới một nguy cơ tiềm ẩn về mất ổn định chính trị – xã hội, dẫn tới nguy cơ mất an ninh quốc gia. Thực tế cho thấy, nếu vấn đề khoảng cách giầu nghèo đã trở thành bất bình

đẳng xã hội sâu sắc trong nội bộ đất nước, nó sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn về mất ổn

định chính trị – xã hội. Đó là một bộ phận nông dân nghèo do nhận thức xã hội

kém, trình độ dân trí thấp và thiếu hiểu biết pháp luật… đã rất dễ trở thành đối tượng để kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền, kích động nhằm gây rối, thậm chí còn trở thành đối tượng để các thế lực bên ngoài lợi dụng lôi kéo để gây ra mất an ninh trật tự và mất ổn định chính trị – xã hội cho địa bàn nông thôn nói riêng, cho đất nước nói chung. Hiện tượng một số nông dân người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã bị tổ chức “Tin Lành Đề ga” xúi giục để gây ra các vụ bạo loạn trong những năm qua là dẫn chứng hùng hồn cho điều này.

Một trong những nhân tố góp phần làm cho giai cấp nông dân có sự biến đổi mạnh mẽ là tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng trong nông dân. Nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp của nông dân có thể là do trình độ dân trí thấp, không có tay nghề, có thể do mất đất (vì nghèo túng, ốm đau, bệnh tật phải bán đất, hoặc là hậu quả của quá trình CNH và đô thị hoá), có thể là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có thể do thời gian nông nhàn

ngày càng kéo dài… Tình trạng nông dân thất nghiệp gia tăng đã góp phần làm cho sự phân tầng về thu nhập và khoảng cách giầu nghèo trong nội bộ nông dân ngày một doãng thêm ra, thậm chí nó còn góp phần tạo ra sự phân hoá nông dân thành những bộ phận có địa vị kinh tế – xã hội khác nhau. Tất nhiên, sự biến đổi của giai cấp nông dân, cũng đồng nghĩa với sự biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân Việt Nam hiện nay.

Trong những vấn đề trên đây của giai cấp nông dân, thì vấn đề mất đất sản xuất do quá trình CNH và đô thị hoá thiếu tính toán khoa học, thậm chí ở một

số địa phương còn rất sai lầm đã không chỉ làm tăng nhanh tình trạng thất

nghiệp cho nông dân bị mất đất, mà nó còn tạo ra nhiều bức xúc đối với nông dân, tạo ra những nguy cơ về an ninh lương thực, nguy cơ bất ổn về chính trị – xã hội và những bất công xã hội rất không nên có ở đất nước ta.

Tất cả vấn đề trên của giai cấp nông dân đã trở thành vấn đề của Hội Nông dân, đã buộc Hội phải quan tâm giải quyết vì chức năng của Hội là chăm lo cho các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đông đảo nông dân, đã tạo ra sự biến

đổi cơ sở giai cấp xã hội của Hội. Vị trí và vai trò của Hội Nông dân luôn gắn

mật thiết với giai cấp nông dân, là cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân. Vì thế, sự biến đổi của cơ sở giai cấp xã hội của Hội Nông dân đã là tác nhân quan trọng để tạo ra sự biến đổi về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)