Hạn chế, bất cập về bản lĩnh chính trị, về phong cách và năng lực công tác của cán bộ Hội hiện nay

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 106 - 119)

công tác của cán bộ Hội hiện nay

2.2.1.1. Hạn chế, bất cập về bản lĩnh chính trị

Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn và giai cấp nông dân đang gặp phải những vấn đề rất bức xúc. Nổi bật nhất là tình trạng đất nông nghiệp mầu mỡ đang bị xà xẻo vô tội vạ để làm các khu CN, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng và sân gôn…, là tình trạng đất nông nghiệp mầu mỡ bị thu hồi, nhưng lại bị bỏ hoang do quy hoạch “treo”, là tình trạng nông dân thất nghiệp và vùng nghèo liên quan tới CNH và đô thị hoá, là khoảng cách giầu nghèo ngày một doãng thêm, là tình trạng kết cấu hạ tầng còn yếu kém, bất hợp lý, là các khoản đóng góp của nông dân ngày càng nặng nề, là thiên tai, bệnh dịch, là tình trạng xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận nông dân, là tệ nạn xã hội đang phát triển mạnh ở nông thôn, là tình trạng tham nhũng và mất dân

chủ trên địa bàn nông thôn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, là nạn giống giả và thuốc bảo vệ, phân bón giả tràn lan…

Có thể thấy, những vấn đề trên của nông nghiệp – nông thôn – nông dân cũng là những vấn đề của Hội và của cán bộ Hội. Vì thế, để giải quyết, tháo gỡ những vấn đề bức xúc trên của nông nghiệp – nông thôn – nông dân, cán bộ Hội phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Tuy nhiên, do bản lĩnh chính trị còn yếu kém, nên không ít cán bộ Hội đã không chủ động đối mặt với những bức xúc trên, them chí còn thường né tránh, chỉ đến khi có yếu tố bên ngoài tác động tới, họ mới dám đối mặt với những bức xúc đó. Tuy nhiên, ngay cả khi phải đối mặt với những vấn đề trên, do bản lĩnh chính trị non kém, nên không ít cán bộ Hội vẫn tỏ ra hết sức lúng túng, bị động không biết cách giải quyết chúng phù hợp.

Chẳng hạn, trước tình trạng đất nông nghiệp mầu mỡ ở nhiều địa phương bị xà xẻo vô tội vạ để làm khu nghỉ dưỡng, làm sân gôn… nhưng cán bộ Hội ở những địa phương đó đã không có chính kiến, đã không có ý kiến phản biện xã hội để có thể ngăn chặn kịp thời tình trạng này. Ngoài ra, khi thu hồi đất của nông dân, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lấy đất đã không thoả thuận công khai với nông dân, đã không đền bù thoả đáng cho thiệt hại của nông dân, đã không đào tạo nghề cho nông dân mất đất… Điều này đã thể hiện cách đối xử của chính quyền một số địa phương và doanh nghiệp lấy đất với nông nghiệp – nông thôn – nông dân rất bất hợp lý, bất bình đẳng, thiếu dân chủ. Song, đáng tiếc là cán bộ Hội ở những địa phương đó đã không hề lên tiếng phản đối, can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho hội viên, nông dân, nguyên nhân chủ yếu là do bản lĩnh chính trị của những cán bộ Hội này còn rất non kém.

Hiện nay, dưới tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình CNH và đô thị hoá, địa bàn nông thôn đang phải đối mặt với tệ nạn xã hội ngày

một gia tăng, tình trạng xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận nông dân, tình trạng tham nhũng, mất dân chủ diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, khi phải đối mặt với những hiện tượng tiêu cực trên, không ít cán bộ Hội đã tỏ ra rất lúng túng, bị động, ngần ngại đấu tranh, nguyên nhân chủ yếu là do bản lĩnh chính trị của họ còn non kém. Có thể nói rằng, lẽ ra bản lĩnh chính trị của cán bộ Hội cần phải thể hiện rõ nhất khi đối mặt với tệ nạn tham nhũng và thói cửa quyền, mất dân chủ của những cán bộ có chức có quyền ở địa phương. Song, khi đối mặt với những tệ nạn tiêu cực này, không ít cán bộ Hội đã né tránh, hoặc bất lực, làm ngơ, đã không có chính kiến, mà nguyên nhân là bản lĩnh chính trị của họ còn rất yếu kém.

Ngoài ra, với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội, Hội Nông dân và cán bộ

Hội cần phải thực hiện vai trò giám sát xã hội, phản biện xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước liên quan trực tiếp tới nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Tuy nhiên, Hội hiện chưa thực hiện có hiệu quả vai trò trên của mình, nguyên nhân là do năng lực giám sát, phản biện xã hội và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế, bất cập.

2.2.1.2. Hạn chế, bất cập về phong cách công tác

Thực tế cho thấy, đặc thù công tác của Hội Nông dân đòi hỏi phong cách công tác của cán bộ Hội là phải gắn bó mật thiết với nông nghiệp – nông thôn – nông dân, phải sâu sát cơ sở, gắn bó với hội viên, nông dân, phải dân chủ, thiết thực, cụ thể, hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả cán bộ của Hội Nông dân đều có được phong cách công tác này. Thực tiễn công tác Hội đã chỉ ra là hiện còn có những cán bộ cấp huyện Hội chưa hề đến hết các cơ sở Hội nơi mình công tác, thậm chí có những cán bộ cơ sở Hội không hề biết số lượng hội viên của địa phương mình công tác là bao nhiêu, chưa một lần dự sinh hoạt với các chi Hội, tổ Hội để nghe hội viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ nhằm

phản ánh kịp thời với cấp uỷ và chính quyền địa phương, có những cán bộ cơ sở Hội không hề quan tâm đến những bức xúc trong sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân... Thực chất những cán bộ Hội đó đã rất quan liêu, đã không có phong cách công tác sâu sát cơ sở, gần gũi hội viên, nông dân.

Hiện nay, thiếu vốn sản xuất đã trở thành một vấn đề bức xúc của hội viên, nông dân. Hội Nông dân đã có sự liên kết với ngân hàng để giải ngân nhanh số vốn vay, nhất là cho những hộ thuộc diện xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này của Hội đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đó là ở nhiều địa phương, quá trình bình xét để được vay vốn đã diễn ra thiếu dân chủ, thiếu công khai, minh bạch nên người cần vay vốn lại không được vay, còn người không cần vay vốn nhưng thân quen với cán bộ Hội lại được vay để rồi họ cho người nghèo vay lại nhằm kiếm lời. Điều này đã làm cho công tác xoá đói, giảm nghèo của Nhà nước và Hội Nông dân mất đi ý nghĩa tích cực của nó, thậm chí đã gây ra nguy cơ mất đoàn kết trong nội bộ nông dân. Nguyên nhân có thể tìm thấy ở phong cách công tác vừa thiếu khoa học, vừa không dân chủ, không công bằng của những cán bộ Hội trực tiếp thực thi nhiệm vụ trên.

Ngoài ra, để tư vấn cho hội viên, nông dân thực hiện việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế có hiệu quả, cán bộ Hội cần phải am hiểu thị trường, có hiểu nhất định về khoa học kỹ thuật, về giống cây, giống con, chế độ thổ nhưỡng… Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết cặn kẽ kỹ thuật và thị trường, cùng với nó là thói quen đại khái, tuỳ tiện, thiếu thiết thực, cụ thể, thậm chí còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, nên không ít cán bộ Hội đã tư vấn không đúng cho hội viên, nông dân đã gây ra thiệt hại lớn cho nông dân, làm giảm uy tín của Hội và cán bộ Hội đối với hội viên, nông dân. Phong trào cải tạo vườn tạp, phong trào nuôi ốc bươu vàng, phong trào trồng dứa, trồng tràm, trồng vải… là một minh chứng cho điều này. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể tìm thấy ở phong cách

công tác thiếu khoa học, thiếu sâu sát, thiết thực và cụ thể của những cán bộ Hội trực tiếp thực thi nhiệm vụ đó.

2.2.1.3. Hạn chế, bất cập về năng lực công tác

Hiện nay, đội ngũ cán bộ Hội còn có nhiều bất cập như hạn chế, bất cập về trình độ học vấn, chuyên môn, về kiến thức pháp luật, về kiến thức khoa học – công nghệ, nhất là về công nghệ tin học, sinh học…; hạn chế, bất cập về tư duy kinh tế và năng lực hoạt động kinh tế, về kiến thức quản lý kinh tế; hạn chế, bất cập về năng lực vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng, về năng lực tổ chức, liên kết, phối hợp các tổ chức để hỗ trợ nông dân, về năng lực tham mưu, đề xuất, dự báo, cảnh báo rủi ro, về năng lực tư duy chính trị hiện đại, năng lực triển khai văn hoá dân chủ, năng lực giám sát, phản biện, tư vấn và tham vấn xã hội; hạn chế, bất cập về các kỹ năng công tác Hội, nhất là các kỹ năng tác nghiệp cần thiết. Trong khi đó hội viên, nông dân lại rất cần được tư vấn, giúp đỡ cụ thể về vấn đề học hành của con cái họ, vấn đề kế hoạch hoá gia đình, về tệ nạn xã hội... Tuy nhiên, không ít cán bộ Hội đã tỏ ra rất lúng túng, nhất là đối với cán bộ cơ sở Hội mà nguyên nhân là sự hạn chế, yếu kém và bất cập về trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ Hội. Vì thế, sự hạn chế, yếu kém và bất cập này của họ cần phải sớm được khắc phục.

Thực tế cho thấy, hội viên, nông dân cũng rất cần được tư vấn, giúp đỡ rất cụ thể về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt và chế biến nông, lâm, thuỷ sản... nhưng nhiều cán bộ tác nghiệp cụ thể cũng đã rất lúng túng, bị động, không thể tư vấn cụ thể cho hội viên, nông dân, mà nguyên nhân là cán bộ Hội còn nhiều hạn chế về kiến thức khoa học – công nghệ, nhất là kiến thức về kỹ thuật, về công nghệ sinh học... Điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Hội, đã làm cho hiệu quả công tác của họ rất thấp.

Để có thể đưa nền nông nghiệp tiến tới hiện đại, trước hết phải tiến hành cơ giới hoá đồng ruộng, nhưng điều này đòi hỏi đồng ruộng phải có quy mô đủ

lớn. Hiện nay, trong phạm vi cả nước có xấp xỉ 70 triệu mảnh ruộng, trung bình mỗi hộ nông dân hiện có khoảng từ 8 đến 10 mảnh, trong đó mảnh lớn nhất là 5000 m2, còn nhỏ nhất chỉ là 20 m2. Với ruộng đất manh mún như vậy, thì khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hoá vào nông nghiệp, nhất là rất khó chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Song, do đội ngũ cán bộ Hội hiện còn nhiều hạn chế năng lực tổ chức và vận động quần chúng, về tư

duy kinh tế và năng lực hoạt động kinh tế, về kiến thức quản lý kinh tế, họ đã

rất lúng túng trong việc vận động, tuyên truyền hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và liên kết, hợp tác sản xuất. Vì thế, hạn chế, bất cập này của cán bộ Hội cần phải sớm khắc phục để họ có thể tổ chức, hướng dẫn hội viên, nông dân có hiệu quả.

Hiện nay, trước tác động của động lực lợi ích trong nền kinh tế thị trường, trước yêu cầu của sự vận động và biến đổi của nông nghiệp – nông thôn – nông dân, của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế... sự liên kết trách nhiệm giữa bốn

nhà là Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông là một tất yếu.

Tuy nhiên, giữa các bên tham gia hiện còn chưa có nhận thức đúng về lợi ích từ

mối liên kết này, chưa thực hiện tốt mối quan hệ hài hoà về lợi ích trong sự liên

kết, hợp tác kinh tế. Vì thế, sự liên kết giữa Hội với các bên tham gia còn kém

hiệu quả, nhiều lúc chỉ là hình thức mà nguyên nhân là do cán bộ Hội còn rất hạn chế, bất cập về năng lực tổ chức, liên kết, phối hợp các tổ chức để hỗ trợ nông dân. Thực tế cho thấy, do chưa xác định rõ cơ chế kết hợp và chia sẻ về lợi ích trong sự liên kết này giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với người nông dân nên giữa họ chưa có gắn kết lợi ích thực sự từ sự liên kết. Cho nên, họ đã chưa có nhu cầu liên kết thực sự, vì không có sự liên kết thì lợi ích của họ vẫn không bị ảnh hưởng. Việc tiêu thụ cá tra, cá basa, tiêu thụ lúa cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đã cho thấy sự liên kết trên vẫn chỉ là hình thức.

Trong bối cảnh nước ta tiến hành mở cửa, hội nhập với quốc tế, cán bộ của hệ thống chính trị nói chung, của Hội nói riêng cần phải có năng lực tư duy chính trị phù hợp. Họ không thể giữ mãi lối duy chính trị phân biệt “địch, ta” và “quốc doanh, ngoài quốc doanh”, vì nó sẽ kìm hãm sự năng động, sáng tạo trong việc khai thác, phát huy nội lực của đất nước cho xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn tự tạo ra những rào cản, ngăn cách cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, cơ hội đầu tư, phát triển từ các đối tác bên ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế không ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ Hội vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề lối tư duy vừa tả khuynh, vừa bảo thủ trên. Đây là một hạn chế, bất cập của cán bộ Hội cần phải sớm khắc phục để họ hoạt động có hiệu quả cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, nông thôn và nông dân đang phải đối mặt với tình trạng mất dân chủ, tình trạng tham nhũng, cửa quyền của những cán bộ có chức quyền, phải đối mặt với những vụ khiếu kiện đông người, với tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật của nông dân, với tình trạng bạo lực trong gia đình nông dân… Tuy nhiên,

do hiểu biết pháp luật và năng lực triển khai văn hoá dân chủ, nhất là những kỹ

năng thuyết phục quần chúng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng hoà giải, kỹ

năng xử lý thông tin… của cán bộ bộ Hội, nhất là cán bộ cơ sở Hội còn hạn chế,

bất cập nên chất lượng việc giải quyết những hiện tượng trên của cán bộ Hội, nhất là của cán bộ cơ sở còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vận hành trôi chảy cần phải có một môi trường kinh tế – xã hội lành mạnh, trong đó các mối quan hệ đều phải tồn tại trong tính ràng buộc của pháp luật và phải công khai, minh bạch. Điều này đòi hỏi phải có vai trò điều hành của Nhà nước pháp quyền. Vì thế, xây dựng Nhà nước pháp quyền đã trở thành một yêu cầu có tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, xây dựng Nhà nước pháp quyền không phải là công việc dễ dàng, nhất là ở một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu. Khi thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền,

giữa Nhà nước pháp quyền và vai trò giám sát, phản biện, tư vấn và tham vấn xã hội của tổ chức chính trị – xã hội và xã hội dân sự có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau. Trong đó Nhà nước pháp quyền là yếu tố giúp cho xã hội có kỷ cương, kỷ luật, còn việc thực hiện các vai trò trên của tổ chức chính trị – xã hội và xã hội dân sự lại là yếu tố giúp cho Nhà nước pháp quyền đó vận hành được theo đúng pháp luật, đúng tinh thần dân chủ; đồng thời, nó còn góp phần chống lại xu thế phát triển thái quá của xã hội quan phương, chống lại xu thế

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 106 - 119)