Tác động đến một số nội dung chủ yếu của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 95 - 102)

cán bộ Hội hiện nay

2.1.2.1. Tác động đến số lượng cán bộ và cơ cấu cán bộ

Số lượng cán bộ là một nội dung cơ bản đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, số lượng cán bộ Hội cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Thực tiễn lịch sử giai đoạn đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây cho thấy, do hoàn cảnh hoạt động bí mật, rất nguy hiểm và điều kiện chiến tranh khốc liệt nên số lượng cán bộ không cần nhiều, nhưng phải có hiệu quả công tác cao. Thực tiễn đó còn cho thấy, sau khi bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng sau một thời gian ngắn chỉ có một vài cán bộ Nông hội đỏ nằm vùng là phong trào nông dân đã được khôi phục. Khi đó, cơ cấu cán bộ Hội cũng rất phù hợp với hoàn cảnh hoạt động bí mật, nên cán bộ Hội hoạt động có hiệu quả cao.

Trong thời kỳ trước đổi mới, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, nên số lượng và cơ cấu cán bộ Hội đã không được xác định rõ, mà chỉ có tính hình thức vì trên thực tế, cán bộ cơ sở Hội cũng là cán bộ HTX. Còn ở những cấp cao hơn, cán bộ Hội đã không có sự ổn định, mà thường xuyên bị xáo trộn.

Còn giờ đây, khi đất nước tiến hành đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện quá trình CNH và đô thị hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi HộớiNong dân phải có số lượng cán bộ và cơ cấu cán bộ phù hợp.

Hiện nay, sự tác động của biến đổi về cơ sở giai cấp xã hội của Hội đã không chỉ tạo nên sự giảm nhanh chóng về số lượng nông dân trong cơ cấu dân số, mà nó còn cùng với sự biến đổi về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội, về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội để tạo ra sự phát triển mạnh về hội viên, vì Hội đã có xấp xỉ 10 triệu hội viên, trong tương lai gần con số đó còn lớn hơn rất nhiều. Để lãnh đạo và quản lý được số lượng hội viên khổng lồ đó, Hội phải có một số lượng cán bộ đủ lớn. Vì thế, trong khi số lượng cán bộ ở cấp TW Hội không cần đông, nhưng phần nhiều phải có trình độ cao, vì họ là cán bộ cấp chiến lược của Hội; thì trái lại, cán bộ cấp cơ sở Hội cần phải có số lượng đủ lớn để có thể quản lý được số lượng hội viên không lồ của Hội, nhưng

việc tăng về số lượng phải đi liền với chất lượng tương xứng. Chỉ khi nào có sự hài hoà giữa số lượng và chất lượng cán bộ, thì Hội mới có đội ngũ cán bộ Hội ngang tầm nhiệm vụ.

Không chỉ cần xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hài hoà về số lượng và chất lượng, mà Hội Nông dân còn phải xây dựng được cơ cấu cán bộ hợp lý. Cơ cấu cán bộ Hội được xây dựng theo cơ cấu giới tính, tuổi tác, dân tộc, vùng miền, cấp quản lý. Trong đó chú trọng cơ cấu cán bộ hợp lý đối với cán bộ cấp TW và cán bộ cấp cơ sở. Chẳng hạn, ở cấp cơ sở Hội cần phải có tỷ lệ cán bộ nữ và độ tuổi hợp lý, theo hướng tăng cường cán bộ trẻ để thuận tiện cho việc vận động, tuyên truyền nông dân. Còn ở cấp TW Hội phải chú ý cơ cấu cán bộ theo hướng tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu, tham mưu đề xuất ở cấp chiến lược. Chỉ khi nào Hội Nông dân xây dựng được cơ cấu cán bộ phù hợp, thì mỗi cán bộ Hội mới có thể phát huy hết năng lực công tác của họ để cùng với cơ cấu cán bộ hợp lý đó xây dựng Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức và Hội mới làm tròn trách nhiệm mà Đảng giao phó là lực lượng nòng cốt trong phong trào nông dân.

2.1.2.2. Tác động đến công tác quy hoạch cán bộ

Công tác quy hoạch cán bộ là một nội dung cơ bản của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ của Hội Nông dân cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, rất nguy hiểm và điều kiện chiến tranh khốc liệt của giai đoạn đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến trước đây, do nên công tác quy hoạch cán bộ gặp nhiều khó khăn, thiếu bài bản, thậm chí rất bị động do bị địch đàn áp, do bị thương vong, mất mất vì chiến tranh.

Thực tiễn hoạt động của Hội trong thời kỳ thực hiện kinh tế tập thể trước đây cho thấy, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là

bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, nên tổ chức, bộ máy của Hội đã không được xác định rõ, mà chỉ có tính hình thức. Vì thế, khi đó, công tác quy hoạch của Hội đã không được quan tâm đúng mức. Vì không có quy hoạch, nên cán bộ Hội được hình thành từ nhiều nguồn, đã dẫn tới cán bộ của Hội luôn ở trong tình trạng chắp vá, thiếu đồng bộ, chất lượng cán bộ thấp. Nguyên nhân có thể tìm thấy ở công tác cán bộ của Hội thời kỳ này rất bất hợp lý. Đó là để củng cố tổ chức Hội, thay vì tiếp nhận những cán bộ có năng lực công tác tốt, có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng… thì Hội lại tiếp nhận những cán bộ sắp nghỉ chế độ, thậm chí tiếp nhận không ít cán bộ bị kỷ luật, bị hạ tầng công tác. Điều này đã gây ra hậu quả rất tiêu cực là tạo ra định kiến xã hội không đúng về Hội và cán bộ Hội.

Giờ đây, từ những yêu cầu của nhân tố đất nước đổi mới và mở cửa, hội nhập quốc tế, của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhất là từ tác động của sự biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và

nhiệm vụ, về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội, Hội cần chú trọng quy

hoạch những cán bộ vừa có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, vừa phải có phong cách và năng lực công tác phù hợp. Cán bộ Hội trong quy hoạch, không chỉ đảm bảo những yêu cầu chung của cán bộ đoàn thể, mà họ còn phải có thêm một số yêu cầu liên quan tới công tác Hội như có ý thức đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, có sự ‎am hiểu nông nghiệp – nông thôn – nông dân, luôn quan tâm đến vấn đề bức xúc của nông dân, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giải quyết những bức xúc ấy, luôn gần gũi hội viên, nông dân, cơ sở, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân, có quyết tâm đưa nông nghiệp – nông thôn – nông dân sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và chậm tiến bộ…

Để đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tiễn nông nghiệp – nông thôn – nông dân, công tác quy hoạch cán bộ của Hội giai đoạn hiện nay cần chú trọng tạo nguồn cán bộ từ những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, có nhiệt tình công tác Hội. Đồng thời, Hội cũng cần chú trọng tạo nguồn cán bộ từ những học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông và các trường chuyên nghiệp. Công tác quy hoạch cán bộ của Hội rất cần chú trọng đến hai loại cán bộ Hội có vị thế đặc biệt là cán bộ cấp TW và cán bộ cấp cơ sở, theo hướng có sự hài hoà giữa cơ cấu và tiêu chuẩn, nhưng cần chú trọng vào tiêu chuẩn cán bộ.

2.1.2.3. Tác động đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là một nội dung cơ bản của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Hội Nông dân cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Có thể they, do hoàn cảnh hoạt động bí mật, rất nguy hiểm và điều kiện chiến tranh khốc liệt của giai đoạn đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến trước đây, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cán bộ của Hội đã gặp nhiều khó khăn, thiếu sự bài bản, thường chỉ tập trung bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết như kỹ năng tuyên truyền miệng theo nhóm nhỏ, kỹ năng cất giấu tài liệu, rải truyền đơn, kỹ năng vận động nông dân thực hiện nghĩa vụ lương thực cho kháng chiến… Trong giai đoạn này, việc bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Hội chủ yếu theo chủ nghĩa kinh nghiệm, mà chưa được tổng kết thành lý luận bài bản…

Trong thời kỳ kinh tế HTX trước đây, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, trong một thời gian, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, với khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, nên cán bộ của Hội đã không được ổn định, thường xuyên bị xáo trộn. Vì thế, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Hội đã không được quan

tâm đúng mức. Hậu quả lâu dài của tình trạng này là sự hạn chế về trình độ và năng lực của cán bộ Hội chậm được khắc phục.

Giờ đây, từ những yêu cầu của nhân tố đất nước đổi mới, mở của và hội nhập, nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhất là từ tác động của sự biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, về

tổ chức và phương thức hoạt động của Hội, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán

bộ của Hội Nông dân cần chú trọng tạo bồi dưỡng những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công tác của cán bộ Hội. Công tác này cần chú trọng trang bị các khối kiến thức phù hợp cho từng loại cán bộ khác nhau như kiến thức về kinh tế, luật, thị trường, quản lý, hội nhập, tin học, ngoại ngữ... Công tác này cần chú trọng trang bị các kỹ năng công tác phù hợp cho từng loại cán bộ khác nhau như kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng giám sát, phản biện, tư vấn, tham vấn xã hội, kỹ năng tranh luận, soạn thảo văn bản...

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Hội Nông dân cần phải được

coi là đào tạo nghề vận động nông dân. Vì thế, nó phải được tiến hành bài bản,

khoa học và cần chú trọng vào hai loại cán bộ Hội có vị thế đặc biệt là cán bộ cấp TW và cán bộ cấp cơ sở. Theo đó, cán bộ cấp TW Hội cần được trang bị những khối kiến thức ở tầm lý luận, để họ có thể tham gia vào hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật liên quan trực tiếp tới nông dân – nông nghiệp – nông thôn ở tầm vĩ mô; còn cán bộ cơ sở Hội cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cụ thể để họ có thể tác nghiệp, thực thi những nhiệm vụ cụ thể của Hội ở cấp cơ sở.

2.1.2.4. Tác động đến công tác bố trí và sử sụng cán bộ

Công tác bố trí và sử dụng cán bộ là một nội dung cơ bản của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, công tác bố trí và sử dụng cán bộ của Hội Nông dân cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Trong giai đoạn đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây, do hoàn cảnh đấu tranh bí mật, nguy hiểm và chiến tranh khốc liệt nên công tác bố trị và sử dụng cán bộ của Hội gặp nhiều khó khăn, thiếu bài bản, khoa học thậm chí rất bị động vì bị địch đàn áp, bị thương vong, mất mất vì chiến tranh.

Thực tiễn công tác Hội trong thời kỳ thực hiện kinh tế HTX cho thấy, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, nên công tác bố trí và sử dụng cán bộ của Hội đã không được quan tâm đúng mức. Vì thế, đội ngũ cán bộ của Hội thường xuyên biến động, không ổn định, chất lượng và hiệu quả của công tác này rất thấp.

Giờ đây, trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở của và hội nhập, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, dưới sự tác động của sự biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, về tổ chức và

phương thức hoạt động của Hội, công tác bố trí và sử dụng cán bộ của Hội cần

phải sử dụng những cán bộ nằm trong quy hoạch và đã được đào tạo và bồi dưỡng bài bản. Những cán bộ Hội đã được đào tạo và bồi dưỡng bài bản cần phải được bố trí, sử dụng đúng vị trí phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn công tác và sự vận động, biến đổi của nông nghiệp – nông thôn – nông dân trong thời kỳ đổi mới. Tất nhiên, những cán bộ Hội được bố trí, sử dụng phải đạt được yêu cầu về phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, phong cách công tác khoa học, dân chủ, thiết thực, cụ thể…, năng lực công tác tự tin, năng động, sáng tạo, hiệu quả…

2.1.2.5. Tác động đến công tác quản lý cán bộ

Công tác quản lý cán bộ là một nội dung cơ bản của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nói riêng. Tuy nhiên, công tác quản lý cán bộ của Hội Nông dân cũng có sự khác nhau qua mỗi giai đoạn cách mạng.

Thực tiễn lịch sử cho they, trong giai đoạn đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến trước đây, do hoàn cảnh hoạt động bí mật, rất nguy hiểm và điều kiện chiến tranh khốc liệt nên công tác quản lý cán bộ gặp nhiều khó khăn nên thiếu sự bài bản. Còn trong thời kỳ trước đổi mới, do Hội Nông dân tập thể chỉ tồn tại trên danh nghĩa, thực chất là bị đồng nhất với một số tổ chức như HTX, khối nông nghiệp huyện và Ban Nông nghiệp của Đảng ở tỉnh và TW, thực tế cán bộ của Hội thường bị đồng nhất với cán bộ của các tổ chức này. Vì thế, công tác quản lý cán bộ của Hội đã không được quan tâm đúng mức.

Giờ đây, trong khi đất nước thực hiện quá trình đổi mới, mở của và hội nhập, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, dưới tác động

của sự biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm

vụ, về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội, công tác quản lý cán bộ của

Hội Nông dân cần chú trọng vào quản lý đầy đủ các khâu từ quản lý tư tưởng, quản lý công tác, quản lý hồ sơ, quản lý quan hệ và quản lý sinh hoạt. Chỉ khi nào thực hiện đồng bộ năm khâu trong công tác quản lý cán bộ, thì Hội Nông dân mới phát hiện được những cán bộ có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có phong cách và năng lực công tác phù hợp để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đúng. Trái lại, cũng sớm phát hiện

Một phần của tài liệu Đặc điểm Hội Nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)