Các thị tr−ờng xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 31)

Hiện nay, các thị tr−ờng xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc+Hồng Kông, ASEAN. Trong đó, đứng đầu là Mỹ, thứ 2 là Nhật Bản và thứ 3 là Trung Quốc về giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. (xem hình 1.6)

Mỹ là thị tr−ờng xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam hiện naỵ Kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ gia tăng không ngừng, nếu nh− năm 1998, tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 9,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thì năm 2002, con số đó là 32,4%, đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai về giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Thị tr−ờng Mỹ là một thị tr−ờng tiêu thụ thuỷ sản khổng lồ với nhu cầu nhập khẩu 10 USD thuỷ sản hàng năm, thị tr−ờng này luôn sôi động và đặc biệt hấp dẫn, với sức mua lớn và giá cả t−ơng đối tốt. Hàng thuỷ sản cao cấp đắt tiền nhập khẩu vào đây rất dễ bán, đặc biệt phải kể đến tôm, Mỹ là thị tr−ờng nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, v−ợt xa thị tr−ờng Nhật Bản kể từ năm 1997, hơn nữa giá tôm ở thị tr−ờng này lại cao và nhu cầu nhập khẩu luôn luôn tăng. Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng trên 30 loại thuỷ sản với khoảng 100 dạng sản

phẩm chế biến khác nhau nh− t−ơi sống, sấy khô, −ớp lạnh, −ớp muối, hun khói, đóng hộp, ăn liền… Trong số các mặt hàng xuất khẩu vào thị tr−ờng Mỹ thì tôm và cá là những nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, các mặt hàng nh− tôm hay cá tra, cá basa của Việt Nam đ−ợc ng−ời tiêu dùng Mỹ rất −a chuộng. Đây là những thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam ở thị tr−ờng Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam ch−a phải là bạn hàng truyền thống của Mỹ, thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại thị tr−ờng này chỉ chiếm 4,9% (thông tin chuyên đề thuỷ sản số 3/2002). Hiệp đinh th−ơng mại Việt Mỹ kí kết ngày 13/7/2000 với các −u đãi tối huệ quốc đã mở ra cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam một thị tr−ờng hết sức hấp dẫn và đầy tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt Nam trong t−ơng laị

Nhật Bản vốn là bạn hàng xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Việt Nam, trong những năm 1990- 1995, thị tr−ờng này chiếm tới t−ơng đ−ơng 70% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là thị tr−ờng xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ nhì của Việt Nam do một số nguyên nhân nh− đồng Yên Nhật biến động theo chiều h−ớng không có lợi, rồi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997… dẫn đến việc ng−ời dân Nhật tiêu dùng hàng có giá trị thấp hơn so với tr−ớc đâỵ Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là một trong những n−ớc nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giớị Cũng giống nh− ở thị tr−ờng Mỹ, thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại đây cũng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 3,06% và đứng thứ 13 trong số các n−ớc xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản năm 2001. Vì thế việc tăng thị phần cho thuỷ sản Việt Nam tại đây đ−ợc coi là nhiệm vụ quan trọng của các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của n−ớc tạ

Hình 1.6: Kim ngạch và cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1998- 2002

0 100 200 300 400 500 600 700 1998 1999 2000 2001 2002

Mỹ Nhật Trung Quốc & Hồng Kông

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và Kinh tế thuỷ sản- Bộ thuỷ sản

Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị tr−ờng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam về các mặt hàng thuỷ sản. Trong 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu vào hai thị tr−ờng này không ngừng gia tăng đặc biệt là vào Hồng Kông, năm 2002, giá trị xuất khẩu thuỷ sản vào Hồng Kông của Việt Nam đã bằng 3/4 giá trị thuỷ sản xuất sang Trung Quốc. Đây là hai thị tr−ờng đầy tiềm năng với mức tiêu thụ của hơn 1 tỷ dân Trung Quốc và một thị tr−ờng có tốc độ phát triển và tiêu thụ mạnh nh− Hồng Kông. Trung Quốc không phải là thị tr−ờng khó tính, vấn đề ở chỗ hàng thuỷ sản Việt Nam rất dễ bị ép giá vì phải cạnh tranh với hàng giá rẻ ở Trung Quốc. Để tăng thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại Trung Quốc, các doanh nghiệp của chúng ta cần đa dạng hoá các mặt hàng nh− sản phẩm khô, sản phẩm muối và mở rộng thị tr−ờng sang các tỉnh phía tây của Trung Quốc nh− Vân Nam, Quý Châu…

Thị tr−ờng EU nhiều năm tr−ớc đây giữ vị trí số hai trong các n−ớc nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 1998, xuất khẩu sang EU đạt 23 nghìn tấn, trị giá 93,4 triệu USD chiếm 11,4% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản . Tuy nhiên đến năm 1999, trị giá xuất khẩu thuỷ sản sang thị tr−ờng này chỉ đạt 90,0 triệu USD chiếm 9,6% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, rớt xuống hàng thứ bạ Từ năm này trở đi giá trị xuất khẩu sang EU liên tục giảm, khối l−ợng xuất khẩu hầu nh− không tăng. Nguyên nhân chính là do thị tr−ờng này ngày càng trở nên −a chuộng các sản phẩm có giá trị cao và đặt ra rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe về vấn đề chất l−ợng, vệ sinh an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên tháng 9/2002, EU đã bãi bỏ quyết định kiểm tra d− l−ợng kháng

sinh và Chloramphenicol đối với 100% lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam, làm tăng uy tín của hàng Việt Nam tại thị tr−ờng nàỵ Các mặt hàng xuất khẩu chính vào EU là cá đông lạnh, tôm đông lạnh, mực và bạch tuộc đông lạnh. Ngoài ra còn có mực khô, cá ngừ và một số mặt hàng khác. Nh− vậy, tuy không tăng về tỷ trọng nh−ng thị tr−ờng EU là thị tr−ờng truyền thống của Việt Nam với nhu cầu ổn định nên chúng ta cần quan tâm giữ vững vị thế ở thị tr−ờng nàỵ

1.3.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu của Việt Nam

Tr−ớc hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành là một tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay của th−ơng mại thế giớị Môi tr−ờng kinh tế xã hội biến đổi mạnh mẽ cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc diện mạo của nền kinh tế thế giớị Khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế là những xu h−ớng chính trong thế giới hiện đạị Nh− vậy, hơn bao giờ hết, tính cạnh tranh của nền kinh tế là một vấn đề sống còn. Mội tr−ờng cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các công ty, các doanh nghiệp không ngừng củng cố nội lực của chính mình nếu không muốn bị rơi ra khỏi quỹ đạo phát triển của thời đạị Ngành thuỷ sản Việt Nam với thế mạnh sẵn có của mình cũng đã ý thức đ−ợc tính bức thiết của vấn đề sức cạnh tranh và cũng đã dần dần hoà nhập vào dòng chảy chung của khu vực cũng nh− của toàn thế giớị Trong đó, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu rõ ràng là có vị trí ngày càng xứng đáng trong việc góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giớị

Xuất phát từ tính khác quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng, chúng ta nhận thấy rằng những thành quả đạt đ−ợc trong việc xuất khẩu thuỷ sản là ch−a t−ơng xứng với tiềm năng dồi dào của ngành và ch−a phát huy triệt để các nguồn lực trong n−ớc. Một trong những lý do của sự không t−ơng xứng này là tính cạnh tranh của ngành hàng. Chỉ so sánh riêng trong khu vực ASEAN, cụ

thể là với Singapore, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có sự cách biệt rõ rệt về phẩm chất dẫn đến sự thua sút về giá trị xuất khẩụ Do đó, công nghệ chế biến cực kỳ hiện đại, Singapre chỉ làm công việc nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản nguyên liệu hay sơ chế rồi tiến hành chế biến và đóng gói để tái xuất ra n−ớc ngoàị Vì vậy, giá thành sản phẩm cùng loại của họ luôn cao hơn và đ−ợc −a chuộng hơn so với các mặt hàng thông th−ờng. Đối với nền kinh tế Việt Nam, đây là một nh−ợc điểm cố hữu (cũng nh− giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo của n−ớc ta thấp hơn nhiều so với sản phẩm của Thái Lan).

Ngoài ra, một số khâu quan trọng khác của quá trình xuất khẩu thuỷ sản ở n−ớc ta cũng còn nhiều điều đáng bàn. Cụ thể là bên cạnh việc nâng cao chất l−ợng mặt hàng, tiến độ làm hàng, thời gian giao hàng và thủ tục thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại th−ơng của n−ớc ta còn ch−a bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giớị Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ ở khía cạnh chất l−ợng, giá cả mà còn phải quan tâm tới các yếu tố mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá khác trong hoạt động kinh tế đối ngoạị

Nói tóm lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là một việc làm thiết yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi tr−ờng kinh tế thế giới và quan trọng hơn là để v−ơn lên vị trí xứng đáng, góp phần gia tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cải thiện và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá nông – lâm - ng− nghiệp của n−ớc tạ

Ch−ơng IỊ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị tr−ờng Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị tr−ờng Mỹ

2.1Bức tranh chung về thị tr−ờng thuỷ sản Mỹ 2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng và tập quán kinh doanh của ng−ời Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)