Tập quán kinh doanh của ng−ời Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 38)

Ng−ời Mỹ nói chung đ−ợc nhìn nhận là mạnh mẽ, cởi mở, thẳng thắn, luôn tự tin, đề cao cá nhân, khá nồng nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè. Trong đàm phán kinh doanh, theo kinh nghiệm truyền thống, sau vài câu xã giao ngắn gọn, ng−ời Mỹ lập tức dồn trí tuệ vào những phút đàm phán đầu

tiên. Nếu họ bắt đúng mạch, hàng loạt vấn đề đ−ợc đ−a ra xem xét ngay sau đó. Nếu cuộc đối thoại đã trải qua một khoảng thời gian mà vẫn chậm chạp thì đó là dấu hiệu của th−ơng l−ợng không thành. Khi tiếp xúc với th−ơng nhân Mỹ, dù là th−ơng nhân ở công ty vừa, lớn hay khổng lồ, thì các vấn đề họ đều đặt ra trên quy mô lớn và giải quyết theo cách lớn. Ng−ời Mỹ rất hay nói thẳng và biết tôn trọng lời hứạ Nếu nhận thấy điều gì đó có thể làm đ−ợc, họ hứa và cố thực hiện cho đ−ợc, những điều cảm thấy khó khăn, không cho phép hứa hẹn thì họ trả lời “không”, khác với ng−ời Nhật, dù rõ ràng phải trả lời “không” nh−ng lại cố tình né tránh. Chính vì vậy khi bị ng−ời khác thất hứa, ng−ời Mỹ có thể giận dữ và huỷ bỏ quan hệ.

Một điểm đáng l−u ý nữa là ng−ời Mỹ rất có tinh thần tôn trọng pháp luật. Mọi mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền, công ty này với công ty khác đều có trục trặc là rất có thể đ−ợc xem xét, phán xử tại toà án. Vì vậy, không đâu trên thế giới này lại có nhiều toà án nh− ở Mỹ, và cũng không đâu nhiều luật s− nh− ở Mỹ. Ng−ời Mỹ có thể không tin vào chính phủ, thậm chí là ng−ời thân trong gia đình nh−ng họ tin t−ởng tuyệt đối vào luật s− riêng của mình. Kinh doanh với ng−ời Mỹ nhất thiết phải có luật s−. ở Mỹ, không có một vị giám đốc công ty nào dám ký một hợp đồng mà không có luật s− của công ty kiểm tra tr−ớc để tránh các sơ hở có thể xảy ra trong kí kết hợp đồng. Do vậy, các đối tác Mỹ sẽ không khỏi ngạc nhiên và thậm chí nghi ngờ khi thấy đại diện của đối tác Việt Nam sẵn sàng ký các hợp đồng do phía họ soạn thảo mà không có sự kiểm tra của luật s−. Các th−ơng nhân Mỹ rất sợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ để th−ơng thảo, ch−a cần đọc kỹ hợp đồng đã kí nên không đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng.

Ng−ời Mỹ rất coi trọng thời gian, không thích nói quanh co mà đi thẳng ngay vào vấn đề. Họ đặc biệt chú ý đúng giờ, do đó trễ hẹn từ 5 phút trở đi sẽ làm họ khó chịu và đàm phán kém phần hào hứng, khả năng thất bại caọ Họ cũng nhanh chóng định đoạt th−ơng vụ, không tốn sức để tham gia vào một th−ơng vụ mà không tiên liệu đ−ợc lợi nhuận. Để làm đ−ợc tất cả những điều này, không phải là họ quá giỏi tính toán để đ−a ra các quyết định chính xác,

mà là luật s− của họ đã làm cho họ tr−ớc một b−ớc là xác định khả năng đối tác. Sau đó họ soạn thảo sẵn hợp đồng và các điều khoản ràng buộc chặt chẽ để khi cần có thể buộc đối tác n−ớc ngoài ra toà mà tại đó th−ơng nhân Mỹ dễ dàng thắng kiện. Nếu họ thấy không có khả năng buôn bán với bạn, họ lập tức gạt vấn đề này sang một bên để dành thời gian tiếp xúc với đối tác khác.

Nh− vậy, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu khi làm ăn với các th−ơng nhân Mỹ, các th−ơng nhân Việt Nam không những vừa phải chú ý đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ luật pháp Việt Nam mà còn phải chú ý rất nhiều đến các vấn đề liên quan trong quan hệ th−ơng mại Việt Mỹ, từ các quy định trong các điều −ớc quốc tế có liên quan, các quy định của luật pháp n−ớc Mỹ đến các khía cạnh kỹ thuật của các mặt hàng mà mình muốn giao dịch.

Một phần của tài liệu Thực trạng Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 38)