14 Tạp chí thông tin khoa học công nghệ thuỷ sản số 9/
2.2.3.2 Mặt hàng cá đông lạnh
Mặt hàng thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai vào thị tr−ờng Mỹ là cá đông lạnh trong đó đặc biệt phải kể đến hai mặt hàng của Việt Nam đ−ợc ng−ời tiêu dùng Mỹ rất −a chuộng là cá tra và cá basạ Hai mặt hàng này gần giống với cá nheo của Mỹ nh−ng nó có h−ơng vị, màu sắc hấp dẫn hơn.
Hơn nữa, cá của Việt Nam nuôi ít chất béo hơn, h−ơng vị nhẹ, thớ thịt mềm, trắng nên ngay từ khi xuất hiện đã gây sự chú ý và −a thích đối với ng−ời tiêu dùng Mỹ. Năm 1997, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa vào Mỹ và dần dần thâm nhập, tạo đ−ợc chỗ đứng. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 5 triệu pound, chiếm 5% thị tr−ờng cá da trơn ở Mỹ. Năm 2001, Việt Nam xuất khoảng 6 triệu pound (~2,85 nghìn tấn) cá tra và cá basa trị giá 80,06 triệu USD. Cá Tra và cá basa đ−ợc nuôi nhiều ở vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là ở tỉnh An Giang. Việt Nam đã xuất khẩu hai loại cá này sang nhiều thị tr−ờng nh− úc, Đài Loan, Hồng Kông, nh−ng năm 2000, thị tr−ờng xuất khẩu chủ yếu cá tra và cá basa lại là Mỹ. Cá tra, cá basa đ−ợc xuất d−ới dạng phi lê t−ơi hoặc đông.
Tuy vậy đến năm 2002, Việt Nam chỉ xuất khẩu đ−ợc khoảng 1,5 nghìn tấn t−ơng đ−ơng 55 triệu USD cá tra và cá basa sang thị tr−ờng Mỹ, giảm 31,3% so với năm 2001. Nguyên nhân do vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa tại Mỹ đã hạn chế năng lực xuất khẩu thuỷ sản nói chung và của hai mặt hàng này nói riêng tại thị tr−ờng Mỹ. Ước tính năm 2003, giá trị xuất khẩu hai mặt hàng cá tra và cá basa tại Mỹ còn giảm mạng hơn, chỉ đạt khoảng 20 triệu USD, do hậu quả nặng nề của vụ việc trên. Mức thuế chống bán phá giá rất cao, khiến nhiều ng−ời dân nuôi cá ở An Giang phải lao đao vì nuôi cá trong n−ớc phải bán với giá thấp không đủ vốn và không biết phải tiêu thụ đi đâu trong thời gian vừa quạ Báo chí đã đ−a tin rất nhiều về sự kiện này, với lập luận của đại diện phía các chủ trang trại nuôi cá heo của Mỹ là cá tra và cá basa Việt Nam đang lũng đoạn thị tr−ờng Mỹ, bán giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị tr−ờng nhằm gây khó khăn cho các chủ nuôi cá khác trong n−ớc Mỹ. Thực ra theo con số thống kê trên cho thấy, l−ợng cá tra và cá basa của chúng ta xuất sang Mỹ vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ ngay trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ. Việt Nam xuất hai loại cá này không chỉ sang Mỹ mà còn sang cả các n−ớc khác. Hiện nay, l−ợng cá tra, cá basa nuôi và chế biến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm do phía các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở các h−ớng đi mới nh− thâm nhập mạnh
hơn vào thị tr−ờng các n−ớc úc, EU, Trung Quốc. Hơn nữa chúng ta tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, chuyển từ nuôi cá tra, cá basa sang nuôi các loại cá khác nh− rô phi (một mặt hàng Mỹ đang rất −a chuộng và nhập khẩu nhiều d−ới dạng philê từ Trung Quốc), tôm thẻ, nghêu, mực… Vì thế hiện nay tỉ trọng mặt hàng này đang giảm trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ.
Xét trên ph−ơng diện cá phi lê, hiện nay ch−a có số liệu thông kê về khối l−ợng sản xuất cá philê của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, cá philê đang là mặt hàng đ−ợc quan tâm để phục vụ xuất khẩụ Nhiều doanh nghiệp đã sản xuất đ−ợc các mặt hàng cá philê đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật và EỤ Trong đó, thị tr−ờng Mỹ là thị tr−ờng tiêu thụ l−ợng cá philê rất lớn (năm 1999 Mỹ nhập khẩu gần 400 nghìn tấn cá philê) và cũng đã nhập khẩu cả cá philê Việt Nam. Theo Hải quan Mỹ, năm 2000, cá philê của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã lên tới 12000 tấn. Mỹ còn là thị tr−ờng tiêu thụ rất đa dạng cả cá biển philê và cá n−ớc ngọt philê.
Trong số các sản phẩm cá philê xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Mỹ, đáng chú ý là cá basa philê đông, cá n−ớc ngọt philê đông, cá biển philê đông.