Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng (E tăng) tức ngoại tệ lên giá còn nội tệ giảm giá, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến:
- Làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
Do giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số: X= P.Qx
Trong đó: P : Giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ Qx : Khối lượng hàng hóa xuất khẩu
X : Giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
Rõ ràng là: Khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức Qx tăng song do P không đổi dẫn tới X tăng
Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
- Làm cho giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng, giảm hoặc không đổi
Do giá trị hàng hóa tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số: X* =
EP P
. QX
Trong đó: P : Giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ Qx : Khối lượng hàng hóa xuất khẩu
E : Tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá tăng (E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (Qx tăng) và giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) sẽ:
- Tăng, nếu tốc độ tăng của Qx lớn hơn tốc độ tăng của E. - Giảm, nếu tốc độ tăng của Qx thấp hơn tốc độ tăng của của E - Không thay đổi, nếu tốc độ tăng của Qx bằng tốc độ tăng của E
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi; và điều này phụ thuộc vào “tính co giãn của giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá lên giá trị nhập khẩu cũng tương tự nhưng tác động ngược chiều.