Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 82)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

3.2.5Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế, cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Cần duy trì chính sách tài khoá thận trọng và tiến hành điều chỉnh các chính sách thuế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán ra nhập WTO, chính phủ cần cắt giảm thuế quan, giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ những hàng rào phi thuế quan đang cản trở các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Trong chính sách chi tiêu cần phải có các ưu tiên hợp lý hơn trong chi tiêu, loại bỏ những khoản chi không cần thiết, tăng tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản và có biện pháp hạn chế thất thoát lãng phí. Đảm bảo thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể quản lý được, tức là ở mức có thể bù đắp được mà không gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chính sách tài khóa không nên thắt chặt quá mức vì điều này sẽ gây tổn hại tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tiến hành chuyển đổi các công cụ của chính sách tiền tệ từ trực tiếp hiện nay sang gián tiếp nhằm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và ít gây tiêu cực đối với nền kinh tế. Hơn nữa, khi thị trường tiền tệ phát triển, giá cả trên thị trường (lãi suất, tỷ giá …) được hình thành theo quan hệ cung cầu, các nguồn vốn được phân bổ hiệu quả, thị trường không bị chia cắt sẽ tránh được tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô. từ đó tăng tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ.

Như vậy, việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, không chỉ từ hướng NHTW. Tuỳ theo điều kiện thực tế để lựa chọn công cụ, hay biện pháp phù hợp, nhằm thực hiện một chính sách tỷ giá theo xu hướng chung và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong điều kiện thâm hụt thương mại đang rất lớn, việc nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái cần được cân nhắc thận trọng, tránh để VND tăng giá quá mức vì điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu nhưng lại kích thích nhập khẩu.

Mặt khác, cũng cần thấy rằng khi thắt chặt tiền tệ thì lãi suất VND sẽ tăng và do đó, VND sẽ tăng giá. Chỉ nên xem biên độ tỷ giá hối đoái là khung điều hành của NHNN, và là dấu hiệu can thiệp của NHNN đối với thị trường hối đoái. Đồng thời, cần cho phép tất cả các NHTM mua- bán ngoại tệ tự do theo nhu cầu kinh doanh

Có thể nghiên cứu áp dụng chính sách “tỷ giá kép”, tức là tỷ giá áp dụng cho hoạt động xuất- nhập khẩu khác với tỷ giá áp dụng cho đầu tư gián tiếp: Tỷ giá cho xuất- nhập khẩu cao để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; Tỷ giá cho đầu tư gián tiếp thấp, tức là một hình thức đánh thêm thuế chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ với trái phiếu chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế đầu cơ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 82)