Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 45)

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.2.2Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu

Nhìn chung thời kì này chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực theo ngang giá sức mua là không lớn lắm. Cùng với xu hướng tăng lên của tỷ giá thực thì sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam dần được cải thiện, thể hiện ở việc tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu tăng và đạt cân bằng vào năm 1999.

Trong năm 1997, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 8,85 tỷ USD, tăng 22% so với năm 1996. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm trước và có mức tăng thấp nhất từ trước đến nay.Nhập siêu chỉ còn 2,35 tỷ USD, bằng 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và bằng 60% mức nhập siêu năm 1996.Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 cũng có xu hướng chậm lại. Điều này là do tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, sản xuất trong nước đã có những sản phẩm thay thế được nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Từ sự phân tích xu hướng xuất khẩu và nhập khẩu năm 1997 cho thấy việc cải thiện CCTM chưa phải là vững chắc, trái lại đang tiềm ẩn mức nhập siêu trong những năm tới nếu không có những giải pháp mà trước hết là giải pháp về tỷ giá và các giải pháp khác nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu.

Năm 1998 là một năm không dễ dàng cho sự ổn định phát triển kinh tế xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã lan sang các nước gây khó khăn nhiều cho Việt Nam. Nhưng trong năm này, Việt Nam vẫn duy trì tổng kim ngạch xuất

khẩu ở mức 9,36 tỷ USD, tăng 1,905% so với năm 1997. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh song các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Từ sức ép cạnh tranh trong khu vực, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 12.998 VND/USD nên đã góp phần hạn chế nhập khẩu. Tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 1998 đạt 11,496 tỷ USD, giảm 0,8% so với năm trước là do giá một số mặt hàng nhập khẩu giảm xuống.

Sang năm 1999, tỷ giá danh nghĩa cũng chỉ tăng 1,1% cả năm, đã được điều chỉnh ở mức hợp lí cho tỷ giá thực xấp xỉ bằng 1. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục suy thoái kinh tế và giảm phát, đồng thời tác động trở lại hỗ trợ cho cân bằng bên ngoài được vững chắc hơn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,5 tỷ USD và tăng 23,1% so với năm 1998 và gấp 3 lần dự kiến, lần đầu tiên vượt mức kế hoạch đề ra (10 tỷ USD). Nhập siêu giảm mạnh chỉ bằng 5,2% so với năm trước đã góp phần cải thiện CCVL. Kim ngạch nhập khẩu giảm là do cơ chế quản lí gắt gao những mặt hàng nhập khẩu.

Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng 24%, gấp 3,7 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ nhập siêu 6,2%, tuy cao hơn 1% so với năm 1999, nhưng thấp xa so với những thời kì trước đó. Tỷ giá thực tăng do mức tăng của tỷ giá danh nghĩa và sự ổn định chỉ số giá tiêu dùng song tỷ giá thực đa biên lại có xu hướng nhỏ hơn 1. Mặc dù quá trình tăng giá của tỷ giá thực đi kèm với tăng trưởng xuất khẩu, nhưng điều này không có nghĩa là thành công của xuất khẩu là hoàn toàn do tỷ giá quyết định, mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

Năm 2001, lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều vào nền kinh tế thế giới. Bức tranh kinh tế thế giới tương đối ẩm đạm, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 1,3% trong năm 2001, chỉ bằng 1/3 mức tăng trưởng năm 2000. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình xuất nhập khẩu. CCTM trong năm 2001 tiếp tục thâm hụt.

Năm 2002: tỷ giá thực lớn hơn 1 song CCTM vẫn chưa được cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 16,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2001, một kết quả đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không mấy sáng sủa. Kim ngạch

nhập khẩu đạt 19,3 tỷ USD tăng 19,45% so với 2001. Mức tăng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu là nguyên nhân đẩy tình trạng thâm hụt của CCTM lên cao 17% trong năm 2002. Ở đây ta nhận thấy, nhập khẩu tăng cả về giá cả và khối lượng cho nên tốc độ tăng của nhập khẩu nhiều hơn tốc độ tăng của xuất khẩu là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nhập siêu cao lại phần nào phản ánh dấu hiệu khả quan của sản xuất và tiêu dùng trong nước. Các yếu tố giá cả thế giới và tỷ giá có lợi cho nhập khẩu cũng có tác động không nhỏ.

Tình trạng này còn tiếp diễn trong năm 2003. Năm 2003, tỷ giá thực tăng lên 1,105 nhưng CCTM vẫn tiếp tục thâm hụt nặng nề, mức thâm hụt lên tới 5,1 tỷ USD.

Năm 2004, tỷ giá thực giảm còn 1,051, điều này ảnh hưởng xấu lên CCTM của Việt Nam. CCTM thâm hụt tới 5,4 tỷ USD. Tuy nhiên tốc độ tăng xuất khẩu(31,4%) lớn hơn tốc độ tăng nhập khẩu(26,6%), đây là sự thay đổi theo chiều hướng tốt.

Năm 2005, tỷ giá thực vẫn tiếp tục giảm, tuy nhiên sự thay đổi tỷ giá thực này lại không ảnh hưởng lớn tới CCTM. Năm 2005, thâm hụt CCTM đã giảm xuống còn 4,5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 32,44 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2003. Có kết quả đó là do giá cả và khối lượng của hàng hóa xuất khẩu tăng. Năm 2005, để đáp ứng cho nền kinh tế đang tăng trưởng 8,5%, Việt Nam vẫn phải nhập một khối lượng lớn máy móc, thiết bị, nguyên liệu thô để sản xuất. Thêm vào đó, ngành công nghiệp phục vụ sản xuất của ta còn kém phát triển. Điều đó lý giải cho mức thâm hụt CCTM vẫn còn ở mức cao của Việt Nam.

Năm 2006, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức cao so với Mỹ, tỷ giá thực giảm mạnh xuống mức thấp hơn 1(0,994) làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa Việt Nam, đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho mức thâm hụt CCTM tăng trở lại. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 gặp nhiều khó khăn do những biến động trên thị trường và các rào cản thương mại mới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 39,8 tỷ USD( tăng 22,1% so với năm 2005) chủ yếu vẫn dựa vào việc tăng giá và khối lượng xuất

khẩu. Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 44,8 tỷ USD (tăng 20,1% so với năm 2005).

Bảng 2.5: Cán cân thương mại thời kì 1999-2006

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006KNXK 11541 14483 15029 16706 20149 26503 32223 39605 KNXK 11541 14483 15029 16706 20149 26503 32223 39605

KNNK 11742 15637 16218 19746 25256 32075 36881 44410

CCTM -201 -1154 -1189 -3040 -5107 -5572 -4658 -4805

Nguồn: NHNN Việt Nam, Niên giám thống kê Việt Nam 2007

Biểu đồ 2.1: Diễn biến kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999-2006

(Đơn vị: triệu USD)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 45)