Những hạn chế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 64)

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.3.2 Những hạn chế

Thứ nhất, chậm đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với quá trình phát triển kinh tế từng thời kì, hậu quả là gây áp lực căng thẳng ngoại tệ đối với nền kinh tế.

Thứ hai, tỷ giá chưa thực sự phản ánh được tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Hiện nay quy mô hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa xứng với tầm vóc của nó. Tỷ giá biến động một chiều, tỷ giá giao dịch của các NHTM luôn kịch trần, phản ánh cung cầu ngoại tệ bất cập và tác động không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ ba, biên độ dao động của tỷ giá chưa linh hoạt. Biên độ dao động có lúc quá lớn 10%, có lúc lại quá nhỏ 0,1% tạo sự chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức, khiến hoạt động đầu cơ vào cuộc. Tỷ giá chưa trở thành công cụ chủ chốt để điều tiết thị trường ngoại tệ.

Thứ tư, tỷ giá chưa thực sự được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường, VND thường xuyên bị đánh giá cao nên gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Cơ chế tỷ giá trong thời gian qua chưa có tác động kích thích xuất

khẩu mạnh đối với Việt Nam và do đó chưa trở thành động lực để hỗ trợ cho việc cải thiện CCTM.

Mặt khác việc định giá cao VND trong giai đoạn này làm giá ngoại tệ trở nên rẻ hơn, kích thích nhập khẩu không chỉ phục vụ sản xuất mà còn nhập khẩu cả những mặt hàng tiêu dùng. Điều nghiêm trọng hơn, nó khuyến khích nhập khẩu các công nghệ cần sử dụng nhiều vốn, trong khi nguồn lực lao động sẵn có, dồi dào lại không được khai thác đầy đủ.

Bên cạnh đó, tỷ giá giảm làm gia tăng nhập khẩu, gây áp lực đối với sản xuất trong nước, đi ngược lại chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững dựa vào xuất khẩu và từng bước thay thế nhập khẩu.

Thứ năm, việc công bố tỷ giá VND/USD của NHNN trên thị trường ngoại hối độc lập với USD và các lại ngoại tệ khác, vì vậy USD lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền khác thì hầu như không ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD, điều này khiến thị trường thiên về sử dụng nhiều USD mà bỏ qua sự quan tâm đến yếu tố rủi ro hối đoái. Tính toán sức cạnh tranh thương mại của hàng hóa Việt Nam xét về phương diện giá cả hầu như chỉ dựa vào tỷ giá thực song phương giữa VND/USD.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w