Thời kì từ sau cuộc khủng hoảng tháng 7/1997 tới năm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 40)

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.2 Thời kì từ sau cuộc khủng hoảng tháng 7/1997 tới năm

2.2.1 Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá

Về chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta có thể chia thành hai giai đoạn:

2.2.1.1 Chính sách tỷ giá thời kì diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á (1997-1998)

Đây là giai đoạn tỷ giá VND/USD biến động khá phức tạp, luôn có xu hướng tăng nhanh.

Để giảm áp lực tăng giá USD và căng thẳng về cung cầu ngoại tệ trên thị trường, Nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá hối đoái VND/USD bằng việc thay đổi tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch giữa các NHTM với khách hàng trên thị trường, cụ thể như sau:

Ngày 13/10/1997, theo quyết định số 342/QĐ-NH, NHNN quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch với khách hàng tại thị trường liên ngân hàng lên ±10%, tăng ±5% so với lần điều chỉnh ngày 27/2/1997 (Quyết định số 45/QĐ- NH, tăng tỷ giá từ ±1% lên ±5%). Đây chính là hành động tạo điều kiện để tỷ giá thị trường thay đổi theo hướng giảm giá VND.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều nước, nếu quá ỷ lại vào biên độ của tỷ giá, thay vì điều chỉnh hợp lý tỷ giá chính thức, việc điều hành của NHNN sẽ cứng nhắc và ít có tác dụng khi tình hình tiền tệ bất ổn sẽ buộc NHNN thường xuyên phải điều chỉnh biên độ này. Các NHTM đua nhau giao dịch theo tỷ giá sát trần mà NHNN thì khó kiểm soát trạng thái ngoại hối của họ. Các hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ đã gây căng thẳng giả tạo đối với cung - cầu ngoại tệ và làm phức tạp hóa quản lý ngoại hối của nhà nước, phần nào là cơ chế điều hành tỷ giá chưa thích ứng với hiện trạng VND luôn có xu hướng bị đánh giá cao quá mức. Một tính toán vào đầu năm 1998 cho thấy, nếu tỷ giá theo thuyết ngang giá

sức mua PPP thì tỷ giá VND/USD = 13.567. Với mức tỷ giá chính thức thấp 11.175VND/USD và biên độ khống chế ±10% đã buộc các NHTM phải giao dịch với tỷ giá ở mức sát trần mà vẫn thấp hơn ±10% (13.567/12.293) so với mức thực tế. Sự bất hợp lý này chỉ được giải quyết bằng cách điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa.

Ngày 14/2/1998, theo quyết định số 37/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi mới một số vấn đề về quản lý ngoại hối với mục đích góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện CCTM, cán cân thanh toán, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của VND trong các hoạt động ngoại hối và cải thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Nhận thức được tình hình đó, ngày 16/2/1998 NHNN Việt Nam quyết định nâng tỷ giá chính thức từ 11.175VND/USD lên 11.800VND/USD, tăng 5,65%. Lần điều chỉnh này đã giảm bớt mức độ VND bị định giá cao, vừa tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do chỉ còn 7- 8% và giảm xuống 0,2% trong 8 tháng đầu năm 1998. Chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ đã có những điều chỉnh hợp lý. Tình hình diễn biến như vậy đã tạo điều kiện tốt cho kinh doanh Ngân hàng, ổn định tâm lý cho người gửi tiền, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.

Ngày 7/8/1998, theo quyết định số 267, NHNN quyết định thu hẹp biên độ giao dịch ngoại tệ xuống còn ±7% đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 12.998 VND/USD. Sau đợt điều chỉnh này, tỷ giá thị trường có lúc tăng vọt lên 15.000 VND/USD sau đó lại trở lại ổn định ở sát mức biên độ NHNN khống chế (xung quanh mức 14.000VND/USD) và có chiều hướng giảm nhẹ trong những tháng cuối năm 1998 và đầu năm 1999)

Qua quan sát tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 1997-1998 cho thấy, trong khoảng thời gian này, đồng VND mất giá trên 20%, nhưng so với tốc độ mất giá của các đồng tiền trong khu vực thì đồng VND lại có dấu hiệu lên giá.Với việc tỷ giá danh nghĩa VND/USD giảm trên 20% trong hai năm 1997- 1998 đã có tác dụng tích cực giảm sốc cho nền kinh tế trước tác động tiêu cực

của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.

2.2.1.2 Chính sách tỷ giá thời kì sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á đến trước khi Việt Nan gia nhập WTO (từ 1999 đến 2006)

Kể từ ngày 26/2/1999 theo quyết định số 64/QĐ-NHNN, thay vì việc công bố tỷ giá chính thức cụ thể áp dụng cho từng giai đoạn với một biên độ dao động cho phép nhất định, NHNN công bố tỷ giá chính thức hàng ngày được xác định trên cơ sở tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được quy định giá giao dịch không được vượt quá 0,1% so với mức tỷ giá được công bố này. Đây là một sự thay đổi về cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường vì tỷ giá chính thức theo cách xác định mới có căn cứ là mức tỷ giá bình quân thực tế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, một thị trường chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường. Mặt khác cơ chế này đã tạo quyền chủ động cho các NHTM tự quy định mức tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ khác ngoài USD.

Biên độ quy định tỷ giá của các NHTM được phép giao dịch cũng không ngừng được điều chỉnh, sửa đổi theo hướng nới rộng hơn và ít kỳ hạn hơn. Ngày 1/7/2002, Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 697/2002/QĐ- NHNN điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá của các NHTM từ mức +0,1% lên đến ±0,25% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố. Quyết định này của Thống đốc đã tạo điều kiện cho các NHTM linh hoạt hơn trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, từng bước tiến tới giá trị thực của VND trên thị trường thế giới.

Bảng 2.4: Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực giai đoạn 1997-2006

Năm E (USD) Mức giá- US Mức giá- VN ERi

(USD) Tỷ lệ Tỷ lệ X/N Hàng năm 1992=1 Hàng năm 1992=1 Hàng năm 1992=1

ei(USD) CPIUS CPIVN

1997 12.291 1,145 1,023 1,144 1,036 1,468 0,892 0,79231998 13.895 1,294 1,015 1,162 1,092 1,603 0,938 0,8140 1998 13.895 1,294 1,015 1,162 1,092 1,603 0,938 0,8140 1999 14.028 1,306 1,022 1,187 1,001 1,605 0,966 0,9829 2000 14.514 1,352 1,034 1,227 0,994 1,595 1,040 0,9262 2001 15,084 1,405 1,028 1,262 1,008 1,608 1,103 0,9267 2002 15.403 1,435 1,016 1,282 1,040 1,673 1,100 0,8466 2003 15.608 1,454 1,022 1,310 1,030 1,723 1,105 0,7998 2004 15.736 1,466 1,033 1,353 1,095 1,887 1,051 0,8249 2005 15.875 1,479 1,034 1,399 1,084 2,043 1,013 0,8826 2006 16.091 1,499 1,032 1,444 1,066 2,178 0,994 0,8873

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam; international financial statistics

Trong các năm 1999-2000, tỷ giá VND/USD trên cả TTNTLNH và cả thị trường tự do nhìn chung ổn định. Chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường ngày càng thu hẹp, doanh số giao dịch trên TTNTLNH ở mức khá cao, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế. Năm 2000, do sức ép về cung cầu ngoại tệ và sự mất giá của các đồng tiền trong khu vực, VND cũng luôn có xu hướng giảm giá so với USD. Việc NHNN can thiệp kịp thời trên thị trường ngoại hối cũng hạn chế sức ép giảm giá VND, dẫn đến tỷ giá VND/USD có tăng nhẹ song nhìn chung khá ổn định. Năm 1999, tốc độ tăng tỷ giá danh nghĩa là 0,95% và năm 2000 tốc độ tăng tỷ giá danh nghĩa VND/USD là 3,4% so với năm 1999, nhưng tỷ lệ này được coi là tương đối ổn định.

Năm 2001, tỷ giá VND/USD lên xuống không đồng đều. Trong 4 tháng đầu năm, tỷ giá tăng ở mức thấp (bình quân 0,09%/tháng) và không có biến động lớn do cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng khá ổn định. Từ tháng 5 tới tháng 7, tỷ giá tăng mạnh hơn, với mức tăng cao nhất trong tháng 6 là 1,24%. Từ tháng 8 đến cuối năm, tỷ giá ở mức thấp hơn so với tác động của Cục dự trữ liên bang (FED) liên tục cắt giảm lãi suất, buộc các NHTM Việt Nam

cũng phải cắt giảm lãi suất USD theo làm dịu đi sức ép giảm giá VND.

Tỷ giá năm 2002 biến động không nhiều, tỷ giá bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tính đến ngày 31/12/2002 tăng 1,98%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,9% năm 2001. Trong khi đó lạm phát ở Việt Nam là 4%, Mỹ là 1,6%, theo lý thuyết đáng ra USD phải lên giá nhưng thực tế USD lại giảm giá so với VND. Sự suy yếu này có thể được lý giải từ sự mất giá của USD so với EUR và một số đồng tiền mạnh khác. Hơn nữa, do lãi suất của USD vẫn duy trì một cách thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng.

Năm 2003, tỷ giá VND/USD ở nước ta khá ổn định, mặc dù USD mất giá mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt khác và có diễn biến khá phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tại thị trường ngoại hối Việt Nam, USD giảm giá nhẹ vào tháng 02/2003 (khoảng 0,05% so với tháng 01/2003) nhưng sau đó lại tăng mạnh trở lại. Đầu tháng 12/2003, tỷ giá biến động cao do tin đồn thất thiệt về việc NHNN phát hành 5 loại tiền mới ra lưu thông.Tính bình quân cả năm 2003, tỷ giá chỉ tăng 1,7%.

Năm 2004, tỷ giá tương đối ổn định. Xét riêng trong 9 tháng đầu năm 2004, tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá giao dịch VND/USD của các NHTM và tỷ giá mua bán USD trên thị trường tự do chỉ tăng khoảng 100-110 VND/USD, tương đương 0,69-0,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 0,99% của cùng kì năm ngoái. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2004, tỷ giá mua bán VND/USD của các NHTM dao động quanh mức 15.750/15.760 VND/USD, tỷ giá mua bán VND/USD trên thị trường tự do dao động quanh mức 15.750/15.770 VND/USD. Như vậy, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do đã thu hẹp đến mức hầu như không đáng kể (khoảng 10VND/USD).

Trong năm 2005, việc điều hành tỷ giá VND/USD đã đạt được sự ổn định tương đối, cả năm chỉ tăng 0,86%, không tạo ra những bất lợi cho sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Việc điều hành tỷ

giá có gắn với quan hệ cung cầu trên thị trường. Tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, tỷ giá VND/USD ổn định trong quí I, tăng cao trong tháng 6 do ảnh hưởng của việc tăng giá dầu, giá vàng và do tâm lý của một bộ phận dân cư. Tỷ giá VND/USD trong tháng 6 giảm 1,1% so với cùng kì năm trước.Sáu tháng cuối năm, NHNN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm chế lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối cho nhà nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w