Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 73)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hố

Trong những năm qua, chính sách quản lí ngoại hối đã được hoàn thiện căn bản, phù hợp hơn với xu hướng phát triển kinh tế thị trường mở; các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh ngoại hối theo thông lệ quốc tế ngày càng được áp dụng

phổ biến…Tuy nhiên công tác quản lí ngoại hối của Việt Nam hiện nay vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Muốn vậy, phải tập trung hoàn thiện những vấn đề then chốt sau:

Một là, Nhà nước cần tập trung củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Có thể nói, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là hạt nhân của thị trường ngoại hối. Do đó, hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại hối. Thực tế thời gian qua doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng doanh số giao dịch ngoại hối. Điều đó phản ánh là các NHTM phần nào vẫn hoạt động theo khuynh hướng “tự cung tự cấp”, có nghĩa là ngoại tệ mua được từ khách hàng trước hết để bán cho khách hàng của mình, số dư thừa mới đem bán lại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, làm kìm hãm sự phát triển của thị trường này và gây tác động xấu đến thị trường ngoại hối cũng như nền kinh tế nói chung. Mặt khác, sự can thiệp của NHNN chưa thực sự linh hoạt, do việc quyết định can thiệp thường chậm và không kịp thời so với diễn biến thực tế,…Như vậy, để thúc đẩy phát triển thị trường thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau: NHNN tiếp tục thực hiện điều tiết cung cầu ngoại tệ thông qua vai trò là người mua bán cuối cùng; tích cực tham gia các nghiệp vụ kì hạn và hoán đổi nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường; việc can thiệp của NHNN vào thị trường ngoại tệ cần phải kịp thời với quy mô thích hợp, vì nếu không sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè, khiến thị trường trầm lắng, kích thích đầu cơ, gây áp lực lên tỷ giá và làm giảm hiệu quả của hành động can thiệp; cần tạo điều kiện để mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường; hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán, nâng cao trình độ kinh doanh cho cán bộ giao dịch,…

Với việc thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng ngày càng linh hoạt hơn, NHNN cần thiết phải tăng cường dự trữ ngoại tệ, đảm bảo mức độ dự trữ cần thiết tối thiểu, tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp hoạt động thị trường mở nhằm điều chính tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Khi thực hiện ổn định tỷ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường, nếu sức ép tăng tỷ giá vẫn tiếp tục thì dự trữ ngoại tệ sẽ dần cạn kiệt, dẫn đến khả năng lại phải dùng các biện pháp can thiệp hành chính để ổn định tỷ giá, lúc đó quan hệ cung cầu tỷ giá trên thị trường sẽ bị bóp méo, và nguy cơ bất ổn tỷ giá gia tăng, …Mặt khác, dự trữ ngoại tệ còn cần phải đủ mạnh để sẵn sàng đối phó với những âm mưu kích động yếu tố đầu cơ trên thị trường. Do vậy, có thể nói, tăng cường lực lượng dự trữ ngoại tệ là việc làm rất quan trọng để đảm bảo bình ổn tỷ giá, tránh những xáo trộn có thể gây biến động làm mất ổn định kinh tế.

Xét theo tiêu chí về mức dự trữ ngoại hối so với số tuần nhập khẩu, thực tế cho thấy, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam hầu hết đều ở trong trạng thái khan hiếm, duy trì ở mức thấp chỉ tương đương hơn 2 tháng nhập khẩu. Kể từ năm 2007, khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về triển vọng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO khá lên, đã phần nào giúp Việt Nam cải thiện được mức dự trữ ngoại hối của mình. Tuy nhiên, do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kể từ năm 2008 trở lại đây càng lớn, lượng kiều hối tăng không như kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam giảm làm cho dự trữ ngoại hối của nước ta càng trở nên thấp hơn và dự báo chỉ đáp ứng đủ 9 tuần nhập khẩui (biểu đồ 3.1). Do đó chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn khi thị trường có những biến động lớn về tỷ giá nếu chỉ đơn thuần sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. Theo quan điểm chung của một số nhà kinh tế, thì tổng mức dự trữ quốc tế thích hợp nên bằng doanh số bình quân của 3 tháng nhập khẩu (13 tuần) mỗi năm, tức khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu. Chính vì vậy, thời gian tới vấn đề tăng cường dự trữ ngoại tệ phải được đặt lên hàng đầu nếu muốn nâng cao hiệu lực điều tiết tỷ giá của Nhà nước thông qua công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

Biểu đồ 3.1. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam và số tháng nhập khẩu

Nguồn: Paul Baker, Vietnam’s Balance of Payments: Short and Medium Term Perspectives and suggested economic policy measures, Hội thảo Bộ Công thương 9/2009

Ba là, tập trung dự trữ ngoại tệ của Nhà nước về một đầu mối

Hiện nay, Bộ Tài chính đang quản lí một số lượng lớn ngoại tệ của Nhà nước thu được từ xuất khẩu dầu thô. Việc sử dụng số ngoại tệ này chưa linh hoạt, có thể nói phần lớn trong số ngoại tệ này là nằm im và khả năng sinh lời không đáng kể do đầu tư của Bộ Tài chính còn hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu ngoại tệ luôn căng thẳng và tỷ giá luôn chịu áp lực tăng, nhưng nguồn dự trữ ngoại tệ tại NHNN lại rất mỏng, làm hạn chế khả năng can thiệp và điều tiết thị trường của NHNN. Như vậy, khi phát sinh thu ngân sách bằng ngoại tệ, Bộ tài chính nên bán lại một phần cho NHNN và chỉ cân đối để lại ở mức cần thiết đủ để đáp ứng các nhu cầu chi ngoại tệ bằng ngân sách Nhà nước. Trường hợp phát sinh đột xuất nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ với số lượng lớn vượt mức ngoại tệ để lại của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính sẽ mua ngoại tệ từ NHNN và NHNN phải có trách nhiệm đáp ứng một cách kịp thời và đầy đủ. Có

như vậy mới tăng được năng lực dự trữ ngoại tệ của quốc gia, tạo điều kiện cho NHNN sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ một cách linh hoạt và hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt việc điều tiết thị trường ngoại hối thông qua vai trò là người mua bán cuối cùng.

Bốn là, hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM được phép tiến hành các loại nghiệp vụ là giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Thực tế, mới chỉ tập trung vào nghiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác việc sử dụng còn nhiều hạn chế, do đó không phát huy đầy đủ vai trò của thị trường ngoại hối. Để thị trường ngoại hối hoạt động theo đúng nghĩa của nó, thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh này là cần thiết. Không kể nghiệp vụ giao ngay, thì đối với các nghiệp vụ khác đang áp dụng tại Việt Nam (kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn), mục đích chính của các nghiệp vụ này là phòng chống rủi ro tỷ giá và thực hiện hành vi đầu cơ (quyền chọn), tỷ giá càng được xác định sát theo quy luật cung cầu trên thị trường thì các nghiệp vụ này càng phát huy được ý nghĩa vốn có của nó. Rõ ràng là khi tỷ giá được xác định trong biên độ hẹp thì sẽ không thể tạo môi trường thuận lợi để các nghiệp vụ này phát triển được. Do đó, việc mở rộng biên độ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn biên độ là vấn đề cần được chú trọng xem xét. Tuy nhiên, việc áp dụng đối với các nghiệp vụ cụ thể (nhất là nghiệp vụ quyền chọn) cũng cần phải được thực hiện theo từng bước, phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đồng thời, phải xem xét từng bước mở rộng và áp dụng thêm các nghiệp vụ giao dịch khác trên thị trường ngoại hối như: Nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ kì hạn - kì hạn…

Năm là, thực hiện chính sách đa ngoại tệ.

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bổ dự trữ ngoại hối theo các đồng tiền

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sử dụng USD trong thanh toán, theo số liệu của IMF trong năm 2009, tỷ lệ phân bổ dự trữ USD thậm chí gấp 2,5 lần so với EUR (đồng tiền đứng vị trí thứ hai trong tổng dự trữ ngoại hối). Do đó, thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh, làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá VND. Cơ chế ngoại tệ đa dạng tạo điều kiện cho các NHTM cung ứng bảo hiểm rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho phép các ngoại tệ mạnh trên lãnh thổ Việt Nam được tự do chuyển đổi làm cho vai trò của USD sẽ dần hạn chế hơn. Đặc biệt chú ý đến đồng Euro và JPY vì châu Âu là một thị trường lớn, và Nhật Bản có hệ thống tín dụng, ngân hàng hàng đầu thế giới.

Đồng thời, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thưng mại quốc tế để nâng cao sự cân đối cung, cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hóa tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w