Hiệu ứng phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại Điều kiện Marshall Lerner.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 27)

Lerner.

Điều kiện Marshall – Lerner phân tích những gì sẽ xảy ra với cán cân thương mại của một quốc gia khi quốc gia đó phá giá đồng nội tệ thông qua phương pháp tiếp cận hệ số co giãn giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn được xây dựng dựa trên hai giả thuyết là giá hàng hóa nội địa và giá hàng hóa nước ngoài là cố định (điều này đồng nghĩa với cung hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hóa nhập khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo), không thay đổi trong ngắn hạn, tức là P*/P là một hằng số.

Nội dung chủ yếu của phương pháp tiếp cận hệ số co dãn là phân tích hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến CCVL khi phá giá tiền tệ, đó là nhân tố tác động làm cải thiện CCVL và nhân tố tác động làm xấu đi CCVL.

Qua quá trình phân tích, ta có phương trình:

dE dCA

=M( ηXM- 1) : gọi là điều kiện Marshall – Lerner

Điều kiện Marshall- Lerner được phát biểu như sau:

Nếu trạng thái xuất phát của CCVL là cân bằng thì khi phá giá nội tệ sẽ dẫn tới: - Cải thiện CCVL tức dCA/ dE > 0, chỉ khi tổng số của hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu ηXM >1

- Thâm hụt CCVL, tức dCA/ dE < 0, khi ηXM <1

- CCVL không chịu tác động khi chính Chính phủ phá giá, tức dCA/ dE = 0 * Nguyên nhân dẫn tới ba trạng thái của CCVL khi phá giá là do tác động của hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng. Và CCVL được cải thiện hay xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả.

- Nếu hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng, CCTM trở nên xấu đi và tổng của hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu ηXM< 1

- Nếu hiệu ứng khối lượng trội hơn hiệu ứng giá cả, CCTM được cải thiện, tổng của hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu ηXM > 1

- Nếu hiệu ứng khối lượng và hiệu ứng giá cả trung hòa nhau, CCTM không bị thay đổi trạng thái, tổng của hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu ηX +

M

η = 1

Trong thực tế khi phá giá nội tệ, người ta thường kì vọng CCTM sẽ được cải thiện. Chính vì vậy khi nói đến điều kiện Marshall – Lerner người ta thường nghĩ đó là điều kiện ηXM > 1 . Một cuộc phá giá thành công, tức cải thiện được CCTM còn được gọi là một cuộc phá giá đáp ứng điều kiện Marshall – Lerner.

Hiệu ứng tuyến J

Qua các công trình nghiên cứu về hiệu ứng phá giá nội tệ, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều cuộc phá giá đáp ứng hiệu ứng Marshall- Lerner, song trong ngắn hạn, CCTM chưa chắc được cải thiện. Phá giá nội tệ thường phát huy tác dụng trong trung và dài hạn nên làm xuất hiện hiệu ứng đường cong chữ J hay còn gọi là hiệu ứng tuyến J.

Đồ thị 1.1: Biểu diễn hiệu ứng tuyến J

Hiệu ứng tuyến J được phát biểu như sau:

Nếu trạng thái xuất phát của CCVL là cân bằng, thì sau khi phá giá nội tệ, trong ngắn hạn, CCVL sẽ bị thâm hụt, sau đó sẽ được cải thiện và có thể thặng dư.

Khảo sát thực tế các nước, tính trễ trong tác động của tỷ giá đối với CCVL của các quốc gia thường chậm khoảng từ 6 tháng tới 1 năm (trong ngắn hạn). Thời gian thực tế nhanh hay chậm khác nhau cụ thể bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây ra tính trễ và tính giảm ở những điều kiện và thời điểm khác nhau của mỗi nước.

Trong ngắn hạn: Khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi nhiều, hiệu ứng giá cả trội hơn nhiều hiệu ứng khối lượng, điều nà làm cho CCTM bị xấu đi trong ngắn hạn. Có bốn nguyên nhân giải thích tại sao khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu lại không co giãn trong ngắn hạn như sau:

- Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm. - Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm

- Chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng - Thông tin thị trường không hoàn hảo

Thời gian Tuyến J Thặng dư Thâm hụt Cán cân vãng lai

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w