Thời kì từ năm 2007 cho tới nay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 49)

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.3 Thời kì từ năm 2007 cho tới nay

2.3.1 Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá

Biểu đồ 2.2: Diễn biến thay đổi tỷ giá giai đoạn 2007-2010

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Ngày 02/01/2007 NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch ngoại tệ từ ±0,25% lên ±0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng. Việc điều chỉnh tỷ giá này được cho là mở đầu cho sự giảm giá của VND so với USD.

Sự can thiệp của NHNN: trong hai ngày 02 và 03/01/2007, để giảm bớt tình hình dư thừa USD trên thị trường, ước tính NHNN đã mua của các NHTM trên 140 triệu USD.

Trong thời gian này tỷ giá VND/USD do NHTM bán ra vẫn cơ bản ổn định ở mức trên dưới 16.055 một chút và thấp hơn tỷ giá do NHNN công bố hàng ngày. Tuy nhiên, do lúng túng trong điều hành chính sách tiền tệ nên lạm phát năm 2007 vẫn ở mức cao. Để góp phần kiềm chế lạm phát, ngày 24/12/2007 NHNN đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75%, nhằm tăng khả năng thanh khoản trên thị trường, tăng cường sự linh hoạt trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, tạo điều kiện cho dòng vốn ra vào nhịp nhàng hơn.

Có thể thấy rằng, ngay từ đầu năm 2007, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ dao động nhưng tỷ giá VND/USD ngay từ những tháng đầu năm đã giảm 0,33%, luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam rất lớn làm phức tạp nỗ lực ngăn chặn xu hướng lên giá của VND.

Trong năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của cuộc khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ. Đây cũng được coi là một năm bất ổn của tỷ giá, bởi thị trường tỷ giá biến động rất phức tạp với ba lần nới rộng biên độ dao động từ ±0,75% đến ±3% và hai lần điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12. Cụ thể như sau:

- Ngày 11/6 điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% (tăng 322 VND/USD) từ mức 16.139 VND/USD lên mức 16.461 VND/USD để phản ánh sát hơn cung cầu thị trường

- Tiếp đó, ngày 27/6 mở rộng biên độ dao động tỷ giá giao dịch VND/USD từ mức ±1% lên ±2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố.

- Tăng mạnh lãi suất cơ bản tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá

- Lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.

- Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không qua đăng kí với NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua một số NHTM lớn v.v…

- Từ ngày 7/11/2008, biên độ giao dịch VND/USD được mở rộng từ mức ±2% lên ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/ QĐ – NHNN ngày 6/11/2008)

dịch tại các Ngân hàng luôn chạm mức kịch trần cho phép (khoảng 17.500 VND/USD), và giá USD trên thị trường tự do luôn cao hơn mức kịch trần tại các ngân hàng. Điều này cho thấy các giao dịch trên thị trường ngoại tệ chưa thực sự phản ánh đúng thị trường và luôn gây áp lực cần điều chỉnh giảm giá VND. Trước tình hình đó, ngày 24/3/2009, NHNN đã mạnh tay nới rộng biên độ tỷ giá VND và USD từ ±3% lên ±5%, trong đó tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng mà NHNN công bố là 16.980. Đây là lần điều chỉnh biên độ mạnh tay nhất của NHNN kể từ năm 1999.

Cuối tháng 10/2009, tỷ giá mua trung bình của các NHTM ở mức 17.861 VND/USD, tăng 0,11% so với đầu tháng 10/2009 và tăng 2,47% so với đầu năm 2009, trong khi đó tỷ giá bán trung bình của các NHTM cuối tháng 10/2009 ở mức 17.862 VND/USD, tăng 0,11% so với đầu tháng 10/2009 và tăng 2,16% so với đầu năm 2009.

Vào trưa ngày 11/11, tỷ giá giao dịch VND/USD đạt gần 20.000, xác lập một kỷ lục về giá trên thị trường tự do năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu cơ, găm giữ, những căng thẳng trên thị trường ngoại tệ trong giai đoạn 6 tháng cuối năm, cũng như cơn sốt giá vàng diễn ra vào giữa tháng 11.

Để giải quyết căng thẳng, ngày 25/11/2009, NHNN quyết định giảm bớt biên độ tỷ giá từ 5% xuống còn 3%, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 5,44%. Nói cách khác, mất giá đồng tiền của Việt Nam là 3,44%. Việc thị trường ngoại hối bên ngoài luôn được giao dịch ngoài biên độ chính thức cho thấy sức ép giảm giá của VND là có cơ sở.

Theo số liệu của tổng cục thống kê, giá USD tháng 1/2010 so với tháng 12/2009 giảm 0,11%. Mức giảm chỉ có 0,11% qua một tháng nhưng là diễn biến ít thấy nhất trong những năm gần đây. Còn theo niêm yết của các NHTM, tỷ giá USD/VND đứng yên trong tháng 01/2010. Thay đổi chỉ có ở mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra. Nguyên do của việc đứng yên đó là: sau những điều chỉnh trong tháng 11/2009, NHNN liên tục cố định mức 17.941VND của tỷ giá bình quân liên ngân hàng (đây cũng là điều hiếm thấy kể từ kỳ liên tục có biến

động mạnh từ năm 2008). Giá USD niêm yết của các NHTM theo đó cũng ở trạng thái luôn kịch trần biên độ cho phép, cố định ở mốc 18.479 VND. Điểm khác biệt so với hơn một tháng trước đó là giá mua vào được giữ thấp hơn giá bán ra 10 VND. Diễn biến này phản ánh một phần trạng thái cung cầu vốn ngoại tệ của các NHTM; họ không mua vào “bằng mọi giá” khi đẩy giá mua kịch trần biên độ như trong gần suốt năm 2009.

Tỷ giá năm 2010 vẫn tiếp tục là một vấn đề gây sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư khi nó liên tục có những diễn biến bất thường, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô. Một trong những đặc điểm của diễn biến tỷ giá trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2010, đó là sự liên thông mật thiết giữa giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và tỷ giá USD trên thị trường tự do. Cứ mỗi khi giá vàng thế giới tăng đẩy giá vàng trong nước tăng, thậm chí là tăng nhanh hơn giá vàng quốc tế là thị trường ngoại hối tự do lại dậy sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự tăng lên của giá vàng thế giới là nguyên nhân khiến cho tỷ giá USD tăng mạnh lên mức kỷ lục 21.500, mà chính là những bất ổn nội tại về kinh tế vĩ mô như thâm hụt thương mại ngày càng tăng trong khi dự trữ ngoại hối lại mỏng, lạm phát tăng cao lên mức hai con số, vượt xa mức dự báo là 7-8%. Những bất ổn diễn ra liên tục và ngày càng tăng cao đã làm suy giảm niềm tin của người dân vào giá trị của VND cũng như làm suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết các bất ổn đó của các cơ quan hữu quan. Chính vì niềm tin bị giảm sút nên khi giá vàng tăng đẩy giá USD tăng thì tâm lý đổ xô mua các tài sản này khiến cho VND ngày càng trở nên mất giá.

Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2010 có thể chia thành ba giai đoạn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường chính thức.

- Giai đoạn 1- Quý 1 năm 2010: giá USD trên thị trường tự do giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá chính thức.

Sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại hối cuối năm 2009, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã dần hạ nhiệt, tuy nhiên, chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và chính thức vẫn ở mức khá cao. Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ 17.941 lên mức 18.544. Động thái này của NHNN vào những ngày giáp Tết, thời điểm nguồn cung ngoại tệ thường dồi dào đã giúp cho giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm xuống và sát với tỷ giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý 1 năm 2010. Tuy nhiên trong giai đoạn này có hai diễn biến đáng lưu ý trên thị trường tiền tệ và trên thị trường ngoại hối, đó là:

+ Thứ nhất, mặc dù nguồn cung ngoại tệ trong giai đoạn này được cho là khá dồi dào nhưng tỷ giá mua USD của các NHTM tăng nhanh trong tháng 3, và gần như tiệm cận sát với tỷ giá bán (được đặt ở mức trần 19.100 VND/USD). Diễn biến này được cho là bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu có xu hướng găm giữ USD để sử dụng khi cần thiết

+ Thứ hai, do lãi suất cho vay bằng VND khá cao (14-18%) trong khi lãi suất cho vay bằng USD lại ở mức thấp (6-7,5%), nên đã dẫn đến một hiện tượng đó là các doanh nghiệp thay vì vay bằng VND lại chuyển sang vay bằng USD với lãi suất thấp hơn và kỳ vọng tỷ giá ổn định. Diễn biến này trên thị trường tiền tệ được cho là đã gây ra căng thẳng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong các quý còn lại của năm 2010 khi các doanh nghiệp đến hạn phải trả tín dụng ngoại tệ cho ngân hàng.

- Giai đoạn 2 - Quý 2 năm 2010: USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời mốc trần tỷ giá theo quy định của NHNN.

Thị trường ngoại hối của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong tháng 4 sau một thời gian dài căng thẳng. Từ chỗ mất cân đối cung cầu ngoại tệ đến nay các NHTM đã bắt đầu tự cân đối được cung cầu ngoại tệ thậm chí bán ngoại tệ cho NHNN (từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, NHNN đã mua được từ các TCTD hơn 1 tỷ USD bổ sung vào nguồn dự trữ). Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ. Chính vì

vậy mà giá USD trên thị trường tự do và tại các NHTM liên tục giảm ngay từ đầu tháng 4. Diễn biến tỷ giá USD giảm liên tục trong quý 2 được cho là do lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến động nhiều.

Về cung USD: Trong giai đoạn này lượng cung USD tăng mạnh trên thị trường chủ yếu là lượng “ cung ảo” bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằng VND và USD khá cao, cộng thêm với việc tỷ giá tại NHTM lại tương đối ổn định nên đã dẫn đến một thực tế là là các doanh nghiệp đi vay bằng USD rồi chuyển sang VND. Một yếu tố nữa góp phần tăng nguồn cung USD trên thị trường là do các chính sách và biện pháp hành chính liên quan đến quản lý thị trường ngoại tệ của NHNN trong quý 1 (như kiều hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ...). Bên cạnh đó, luồng vốn giải ngân FDI, luồng vốn đầu tư gián tiếp, và ODA giải ngân trong quý 1 năm 2010 tăng cao hơn so với cùng kì năm trước cũng làm cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên.

Về cầu USD: Trong khi lượng cung ảo USD tăng mạnh thì cầu USD không có nhiều biến động. Diễn biến này xuất phát sau khi NHNN cho phép thực hiện cho vay ngắn hạn theo lãi suất thoả thuận, lãi suất huy động VND có xu hướng tăng cao, dao động quanh mức 10-10,49%, thậm chí lên tới 11,5-11,9% khiến cho người dân có xu hướng gửi tiết kiệm VND, hoạt động đầu cơ vào VND và vàng giảm, làm giảm cầu USD trên thị trường. Thêm vào đó, việc chấm dứt hoạt động của các sàn vàng , lãi suất tiết kiệm bằng vàng tại các NHTM gần như 0%, cộng với một lượng vàng khá lớn tại các NHTM đã làm giá vàng trong nước có xu hướng giảm (thậm chí còn thấp hơn giá vàng thế giới) khiến cho hoạt động đầu tư vào vàng bị suy giảm. Điều này góp phần giảm sức ép đối với USD do nhu cầu nhập khẩu vàng thấp.

- Giai đoạn 3- Quý 3 và quý 4 năm 2010: USD biến động mạnh vượt giá USD trên thị trường chính thức

Sau một thời gian ổn định trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ cuối tháng 6, kéo dài đến hết tháng 7 và tiếp tục tăng trong tháng 8 khi đạt

mức 19.300-19.330 vào ngày 17/8 – một ngày trước khi NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 1USD=18.932VND, tương đương với việc VND giảm giá 2%. Như vậy, trong vòng chưa đầy một năm, NHNN đã ba lần điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng và VND bị mất giá trị khoảng 10,5%. Động thái này của NHNN được coi là khá bất ngờ bởi cơ quan này gần như “im lặng” khi giá USD tăng mạnh trên thị trường tự do trong suốt thời gian qua. Hơn nữa, chênh lệch giá USD tự do và tại các NHTM trong thời gian này là không nhiều.

Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 18/8, giá USD trên thị trường tự do dao động khá ổn định quanh mức 19.500. Tuy nhiên đến cuối tháng 9, USD trên thị trường tự do lại bắt đầu bước vào một đợt tăng giá mới và kéo dài đến tận cuối tháng 10. Giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh và vượt mức 20.000 vào ngày 19/10. Mặc dù các NHTM vẫn niêm yết giá USD là 19.490-19.500, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều phải chịu thêm mức phụ phí khiến cho mức giá thực tế phải trả cũng gần như mức giá trên thị trường tự do. Diễn biến này cho thấy cung cầu trên thị trường ngoại hối đang có dấu hiệu căng thẳng thực sự chứ không phải là “cân bằng” hay “mua ròng ngoại tệ” như đã công bố ngày 8/10 của NHNN.

Đà tăng giá mạnh của USD trong tuần cuối tháng 10 được tiếp nối trong những ngày đầu của tháng 11 bằng việc chạm mốc 21.000 vào ngày 4/11.Trước những diễn biến đầy phức tạp của tỷ giá trên thị trường tự do, trong buổi họp báo sáng 4/11, Ủy ban giám sát tài chính cho biết, Chính phủ tái khẳng định sẽ không phá giá từ thời điểm này cho tới cuối năm 2010. Thêm vào đó, để hạ nhiệt tỷ giá trên thị trường ngoại tệ tự do, Chính phủ dự kiến bơm mạnh ngoại tệ cho các ngành sản xuất lương thực thực phẩm, phân bón...phục vụ nhu cầu nhập khẩu thiết yếu. Trước sự chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới vào cuối buổi sáng ngày 9/11, NHNN đã cho phép nhập khẩu vàng, động thái này đã có tác dụng tích cực nhằm bình ổn thị trường vàng và ngoại tệ, USD trên thị trường ngoại tệ tự do cũng giảm nhẹ tuy vẫn duy trì ở mức khá cao khoảng 21.000 - 21.500.

Bảng 2.6: Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực giai đoạn 2007-2010

Năm Tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá thực Tỷ lệ X/N

2007 16.144 0,910 0,7737

2008 17.050 0,799 0,7766

2009 18.604 0,801 0,8163

2010 19.023 0,832 0,8527

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Sau hơn 6 tháng duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng, sáng 11-2, NHNN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w