Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 38)

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.1.2Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu

nhập khẩu

Bảng 2.2: Tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực giai đoạn 1992-1996

Chỉ số 1992 1993 1994 1995 1996 Tỷ giá danh nghĩa E(VND/USD) 10.736 10.848 11.051 11.018 11.13

Chỉ số tỷ giá danh nghĩa

(VND/USD) 1,000 1,010 1,029 1,026 1,037CPI Mỹ 1,030 1,029 1,026 1,028 1,029 CPI Mỹ 1,030 1,029 1,026 1,028 1,029

CPI Mỹ (gốc 1992) 1,000 1,029 1,056 1,086 1,118

CPI Việt Nam 1,176 1,052 1,144 1,127 1,045

CPI Việt Nam (gốc 1992) 1,000 1,052 1,203 1,356 1,417

Chỉ số tỷ giá thực 1,000 0,989 0,904 0,822 0,818

Nguồn: Niên giám thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chính sách ổn định tỷ giá danh nghĩa trong khi có sự giảm sút đối với tỷ giá thực (đã chỉ ra trong bảng 2.2) nhiều người cho rằng đó là kết quả đáng khích lệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã can thiệp thành công trên thị trường ngoại hối nhưng trên thực tế đã làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, làm cho CCTM chuyển từ thặng dư sang thâm hụt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1992 là 5121,4 triệu USD thì đến năm 1996 là 18399,5 triệu USD, tăng gấp 3 lần. Nhưng các năm 1993, 1994, 1995, 1996 đều là những năm có CCTM bị thâm hụt, mức độ thâm hụt ngày càng gia tăng, ngoại trừ năm 1992. Chính vì vậy, ta lấy năm 1992 làm gốc để tính tỷ giá thực của Việt Nam diễn biến qua các năm.

Nhìn vào bảng tỷ giá thực ở trên ta thấy tỷ giá thực năm 1992 là 1, đây là năm có tỷ lệ “xuất/nhập” xấp xỉ bằng 1. Các năm sau, tỷ giá thực đều nhỏ hơn 1 tức VND lên giá cao so với ngoại tệ làm cho hàng hóa nội địa có vị thế thấp hơn so với hàng hóa nước ngoài xét về phương diện giá cả và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đây là một nguyên nhân khiến cho doanh số nhập khẩu tăng nhanh và tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với xuất khẩu. Lạm phát đã là

một nhân tố khiến cho tỷ giá thực của Việt Nam thấp trong thời gian này. Qua 4 năm phát triển kinh tế (1993-1996) tốc độ lạm phát tăng tổng cộng là 36,8% trong khi tỷ giá VND/USD chỉ tăng 2,978% đưa đến thực tế là giá bán hàng nội địa đã tăng hơn 30% so với giá bán hàng nhập ngoại. Hàng nhập ngoại đã trở nên rẻ hơn và được nhập khẩu vào thị trường nước ta với số lượng lớn, cạnh tranh với hàng nội địa.

Những tác động tiêu cực của tỷ giá trong thời gian này đến xuất khẩu đã bị làm trầm trọng hơn khi Trung Quốc quyết định phá giá 30% đồng CNY vào năm 1994, tạo cho hàng hóa – dịch vụ Trung Quốc có những lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc giảm mạnh tỷ giá danh nghĩa VND/ CNY đã làm cho hàng hóa Trung Quốc trở nên quá rẻ, khuyến khích tăng vọt một khối lượng hàng hóa Trung Quốc nhập lậu qua biên giới. Năm 1992, Việt Nam chính thức nhập siêu 85 triệu USD hàng hóa của Trung Quốc, nếu tính cả hàng hóa buôn lậu thì con số này có thể tăng lên gấp 3-4 lần.

Bảng 2.3: Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1992-199

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch Nhập siêu Tỷ lệ nhập siêu (%) 1992 2580,7 2540,7 5121,4 +40,0 0 1993 2985,2 3924,0 6909,2 -938,8 -23,92 1994 4054,3 5825,8 9880,1 -1771,5 -30,40 1995 5848,9 8155,4 13604,3 -2706,5 -33,18 1996 7255,9 11143,6 18399,5 -3887,7 -34,88

Nguồn: Niên giám thống kê 2002,2003

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong thời gian này liên tục tăng với mức độ tương đối cao, song vẫn thấp hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu, nên thâm hụt CCTM có xu hướng gia tăng đáng kể. So với năm 1993, thâm hụt CCTM năm 1994 đã tăng gấp đôi, năm 1995 tăng gấp 3 lần và đạt mức kỷ lục tăng gấp 4 lần vào năm 1996.

hai con số vào năm 1994, 1995 đã tiếp tục làm cạn kiệt quỹ dự trữ ít ỏi của Việt Nam. Điều này làm gia tăng sức ép về khả năng phá giá VND thụ động và cái giá phải trả không lường trước được.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 38)