Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 36)

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.1.1Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá

Trước những cơn sốt USD gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh tế, đầu năm 1992, chính sách tỷ giá của Việt Nam có sự điều chỉnh mới, chuyển từ thả nổi linh hoạt sang cố định có điều chỉnh. NHNN đã thu hẹp biên độ dao động tỷ giá từ ± 5% xuống ± 0,5% và đến ngày 2/7/1994 chỉ còn ± 0,1%. Song song với việc thay đổi này, NHNN đã sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ một cách rất linh hoạt và hiệu quả, quỹ đã tạo ra cho NHNN một thực lực thật sự để can thiệp có hiệu quả, ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế về ngoại tệ.

Từ năm 1992-1993, tỷ giá được duy trì tương đối ổn định. Tỷ giá VND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu nên khá khách quan, tỷ giá chính thức của VND được xác định dựa vào tỷ giá đóng cửa tại hai trung tâm giao dịch của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên đã phản ánh trung thực hơn về quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được khoảng cách tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do.

Trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán của nền kinh tế, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế phù hợp với quá trình phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, cùng với sự phát triển của công nghệ áp dụng trong ngành ngân hàng, đặt biệt là nguồn ngoại tệ dồi dào của nền kinh tế, hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ không còn phù hợp. Ngày 20/9/1994, thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 203/QĐ – NH về việc thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thay cho hoạt động của hai trung tâm giao dịch

ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có quy mô lớn hơn, linh hoạt hơn và khách quan hơn; tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN ngày càng sát thực tế. Đồng thời qua hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN có thể nắm bắt nhu cầu tổng thể của nền kinh tế về ngoại tệ trong từng thời kì để điều tiết tỷ giá kịp thời hơn. Tỷ giá vừa là cái neo danh nghĩa để kiềm chế lạm phát, vừa là công cụ linh hoạt được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu hỗ trợ cho xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Trên cơ sở tỷ giá chính thức, tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng thương mại và khách hàng được xác định trong phạm vi biên độ ±0,5% so với tỷ giá chính thức. Ngày 21/11/1996, NHNN mở rộng biên độ dao động cho phép các Ngân hàng thương mại giao dịch trong phạm vi ±1% so với tỷ giá chính thức.

Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1992- 7/1997

Năm

Tỷ giá chính

thức

Tỷ giá tự do ở Hà Nội Tỷ giá tự do ở TP.HCM Tỷ giá trung bình +/- % Tỷ giá trung bình +/- % 1992 10.71 10.672,5 - 45,5 -0,425 10.591,5 -126,5 -1,180 1993 10.84 10.907,5 67,5 0,662 10.840,5 0,5 0,046 1994 11.003 11.051,5 48,0 0,436 11.047,0 44,0 0.399 1995 11.021 10.986,5 -34,5 -0,313 10.998,5 -22,5 -0,204 1996 11.04 11.244,5 204,5 1,850 11.216,5 176,5 1,590 7/1997 11.124 11.678,0 554,0 4,980 11.696,5 572,5 5,150

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 36)