Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)

b/ Đối với bộ máy hành chính cấp huyện:

2.4.1. Những điểm mạnh

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với quan điểm nhà nước của dân, do dân, vì dân, chính quyền đô thị ở nước ta đã từ khá lâu được thống nhất với mô hình tổ chức nói chung của chính quyền địa phương, nghĩa

là có ba cấp chính quyền hoàn chỉnh ở cả khu vực nội thành và ngoại thành, từ thành phố, quận - huyện - thị xã, rồi đến phường - xã - thị trấn.

Cấp phường - xã - thị trấn được coi là cấp chính quyền cơ sở. Mô hình tổ chức chính quyền này có những mặt mạnh nhất định của mình.

Thứ nhất, cấp chính quyền cơ sở càng nhỏ thì càng gần dân, càng phản ánh đúng đắn những nguyện vọng của nhân dân.

Thứ hai, việc chia nhỏ chính quyền như hiện nay, nếu kết hợp tốt với phân cấp quản lí, sẽ tạo điều kiện cho mỗi cấp chính quyền chủ động, sáng tạo trong công việc của mình. Còn chính quyền cấp trên sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian lo cho từng đơn vị hành chính cấp dưới một cách lẻ tẻ, mà sẽ có điều kiện tập trung hơn vào các công việc đúng tầm lãnh thổ của mình.

Thứ ba, với nhu cầu tăng lên của người dân đô thị về các dịch vụ công, thì việc có cấp chính quyền sát với dân như phường - xã - thị trấn sẽ giúp chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng các công việc của nhân dân, trên cơ sở hiểu biết và nắm vững mọi công việc phát sinh tại địa phương. Người dân không cần phải đi đâu xa để gặp gỡ và làm việc với chính quyền.

Thứ tư, việc phân chia các đơn vị hành chính - lãnh thổ như ở khu vực nông thôn sẽ tạo điều kiện thống nhất các đơn vị hành chính - lãnh thổ trong cả nước, qua đó các nhà quản lí sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách chung cho từng cấp chính quyền, không mất thời gian đưa ra qui định cho từng loại hình chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)