Thành phố thủ đô Matxcơva (Liên bang Nga)

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 49)

Matxcơva là thành phố thủ đô của Liên bang Nga. Đây là thành phố có lịch sử phát triển lâu đời của nước Nga.

Với địa vị pháp lí như một bang của Nga, Matxcơva có bộ máy chính quyền như một nhà nước hoàn chỉnh: Có cả ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Cơ cấu chính quyền của Matxcơva được qui định trong bản Hiến chương thành phố ngày 28 tháng 6 năm 1995.

Chính quyền cấp thành phố

* Cơ quan lập pháp: Nghị viện thành phố (City Duma):

Nghị viện thành phố là cơ quan đại diện, được bầu trực tiếp bởi các cử tri thành phố. Nghị viện bao gồm 35 đại biểu, đại diện cho các khu vực bầu cử trong thành phố và có nhiệm kì 4 năm. Chủ tịch và Phó chủ tịch Nghị viện được bầu từ các đại biểu theo thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch và Phó Chủ tịch chủ tọa các phiên họp của Nghị viện, đại diện cho Nghị viện trong việc thi hành các nghị quyết và các văn kiện pháp lí khác của Nghị viện.

Nghị viện thành phố làm việc qua các phiên họp. Bên cạnh các phiên họp, công việc của Nghị viện còn được triển khai thông qua một số tổ và ủy ban. Các ủy ban chủ yếu của Nghị viện là: Ủy ban Ngân sách và tài chính; Ủy

ban Chính sách kinh tế; Ủy ban Chính sách xã hội; Ủy ban hành pháp và an ninh; Ủy ban Phát triển bang và tự trị; Ủy ban Nội vụ nghị viện; ủy ban Doanh nghiệp; Ủy ban Chính sách và cải cách nhà ở; Ủy ban Chính sách môi trường.

Dự luật có thể được sáng kiến tại Nghị viện, thông qua các đại biểu, các ủy ban và các tổ của Nghị viện. Tuy nhiên, phần lớn dự luật được sáng kiến bởi chính quyền thành phố, do Thị trưởng thông qua và đệ trình lên Nghị viện. Các cơ quan hành pháp, cơ quan tự trị địa phương và các tổ chức công quyền khác có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của mình, theo yêu cầu của Nghị viện hoặc đại biểu nghị viện.

Nghị viện có quyền biểu quyết về hoạt động của chính quyền thành phố, và trong những trường hợp đặc biệt, có thể biểu quyết bất tín nhiệm chính quyền thành phố nói chung, từng quan chức chính quyền nói riêng, kể cả Thị trưởng.

* Cơ quan hành pháp:

Chính quyền thành phố bao gồm: Thị trưởng, Phó Thị trưởng phụ trách (Vice-Mer); Phó Thị trưởng thứ nhất (First Deputy Mer): Chịu trách nhiệm về những mảng công việc lớn của chính quyền thành phố, các Phó Thị trưởng; Chánh văn phòng của chính quyền thành phố, các Bộ trưởng; Trưởng các khu hành chính.

Thị trưởng thành phố: Là quan chức hành chính cao cấp nhất của thành phố. Thị trưởng do nhân dân thành phố bầu, với nhiệm kì 4 năm và không làm quá 2 nhiệm kì. Thị trưởng được bổ nhiệm các thành viên khác của chính quyền thành phố, xác định thẩm quyền cho các Bộ trong chính quyền hành pháp, chỉ đạo hoạt động của những cơ quan này.

Theo Hiến chương thành phố, Thị trưởng có thể đệ trình dự luật lên Nghị viện thành phố (City Duma). Thị trưởng cũng có quyền phủ quyết văn

bản luật do Nghị viện thành phố ban hành, hoặc tái đệ trình dự luật lên Nghị viện thành phố để xem xét hoặc để sửa đổi, bổ sung.

Các cơ quan hành pháp của thành phố bao gồm các bộ, ủy ban, ban chỉ đạo, thanh tra, cùng các tổ chức phụ trợ của chúng.

Các cơ quan hành pháp chủ yếu tham gia vào quản lí và điều hành năm mảng công việc lớn của thành phố: Khoa học và công nghiệp, phát triển liên vùng và quan hệ xã hội; chính sách và phát triển kinh tế; dịch vụ công; kiến trúc, xây dựng, tái thiết và phát triển; các vấn đề xã hội.

Mỗi mảng công việc do một Phó Thị trưởng thứ nhất điều hành. Các bộ, ngành khác của cơ quan hành pháp, như Bộ Tài chính, nằm ngoài phạm vi 5 mảng công việc lớn này.

Cấp dưới thành phố

Thành phố được chia thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn, bao gồm 10 khu hành chính và các vùng khác. Các khu hành chính lại được chia thành các quận. Có tổng cộng 128 quận trong thành phố. Các quận có địa vị pháp lí của một đô thị và có cơ quan tự trị riêng của mình. Việc phân chia các đơn vị hành chính lãnh thổ được qui định tại Luật về phân chia biên giới lãnh thổ của thành phố Matxcơva. Sự phân chia có thể theo các đặc trưng về lịch sử, địa lí, dân cư, các đặc điểm kinh tế - xã hội, hay theo kế hoạch của thành phố...

Đứng đầu mỗi khu hành chính là một Trưởng khu (Prefect), do Thị trưởng thành phố bổ nhiệm và bãi nhiệm.

Người đứng đầu cấp quận là Quận trưởng. Quận trưởng vừa là Chủ tịch Hội đồng quận, vừa là lãnh đạo cơ quan hành chính của quận. Thành viên hội đồng quận được bầu với nhiệm kì 4 năm. Hai cơ quan Hội đồng quận và cơ quan hành chính quận chủ yếu tham gia vào quản lí nền kinh tế và các dịch vụ xã hội tại địa phương [41].

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 49)