Giảm cấp phó trong các sở, ban, ngành

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 118)

b/ Đối với bộ máy hành chính cấp huyện:

3.2.4. Giảm cấp phó trong các sở, ban, ngành

Cách đây hơn một năm, với sự kiện mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội vươn lên tầm vóc mới với một vị thế mới. Nhưng bên cạnh niềm vui cung có không ít băn khoăn, lo lắng, bởi bất cứ sự thay đổi nào thì bên cạnh cơ hội bao giờ cũng là những thách thức, cơ hội càng lớn thì thách thức càng nhiều. Một năm đi qua, trong ngổn ngang công việc với muôn nỗi lo toan, bằng sức mạnh trí tuệ và khối đoàn kết thống nhất, Hà Nội đã từng bước ổn định, tạo ra thế và lực mới để phát triển lên một tầm cao mới.

Băn khoăn, lo lắng lớn nhất về Hà Nội sau hợp nhất chính là vấn đề tổ chức nhân sự. Có một điều không ít người nghĩ đến nhưng lại ngại nói ra, đó là tình trạng cục bộ địa phương mỗi khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Tuy nhiên nếu mọi người không toan tính lợi ích riêng, phân công, bố trí cán bộ là để cùng nhau đoàn kết, gánh vác việc chung thì không thể xảy ra cục bộ.

Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nhanh chóng sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ. Sau ngày hợp nhất, mặc dù công việc đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời nhưng công công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo vẫn bảo đảm thực hiện đúng quy trình, thủ tục công khai dân chủ, đúng thẩm quyền, tạo động lực để ổn định và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp tổ chức, cán bộ, thực tế là số lượng cán bộ chủ chốt của thành phố đông, nhiều đồng chí chưa trải qua công tác lãnh đạo chủ chốt các quận, huyện, một số cán bộ khi phân công nhiệm vụ chưa phù hợp chuyên môn nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng yêu cầu.

Từ những kinh nghiệm trong luân chuyển, điều động cán bộ những năm qua, để tiếp tục chủ động về công tác cán bộ, đồng thời thực hiện việc

phân công, sử dụng, đào tạo cán bộ hợp lý, hiệu quả, thực hiện khâu đột phá là công tác cán bộ, ngày 25/12/2008, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Kế hoạch 11-KH/TU về công tác luân chuyển, điều động cán bộ để tăng cường cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế – xã hội, củng cố hệ thống chính cơ sở.

Kế hoạch 11-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đã được quán triệt tới tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, qua triển khai đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, góp phần đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp trong thời kì mới (đặc biệt là sau khi hợp nhất). Nhiều cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên đã nhận thức đầy đủ hơn về công tác luân chuyển cán bộ, nhận thức rõ luân chuyển là cán bộ là một yêu cầu, đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, thực hiện tốt hơn công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ.

Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 11-KH/TU của Thành ủy về chủ trương tăng thêm một số chức danh lãnh đạo chủ chốt đối với các địa phương, tích cực giảm cấp phó trong các Sở, ban, ngành, trong thời gian tới Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Ban cán sự Đảng UBND thành phố, các ban đảng Thành ủy (trực tiếp là Ban tổ chức Thành ủy), Ban Thường vụ các quận, huyện và các đảng ủy trực thuộc cần phải làm tốt một số nội dung sau:

- Tổ chức sơ kết thực hiện công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã. Nội dung tổng kết phải đánh giá được tình hình luân chuyển cán bộ trong thời gian qua, khẳng định những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đề ra những việc cần làm, các giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác luân chuyển, điều động cán bộ.

- Từ nay đến Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, cả luân chuyển dọc, ngang, lên, xuống. Kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển cán bộ với việc chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Trong quá trình thực hiện luân chuyển cán bộ phải kết hợp chặt chẽ công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, khuyến khích tính tự giác của cán bộ, đảng viên, vừa yêu cầu cán bộ, đảng viên nghiêm túc chấp hành quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức.

- Phải căn cứ sở trường, năng lực của cán bộ, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và ý định bố trí cán bộ sau luân chuyển để chọn lựa cán bộ, địa bàn luân chuyển cho phù hợp, chống tư tưởng cục bộ, khép kín, không muốn nhận người từ nơi khác đến hoặc lợi dụng luân chuyển để đưa người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực nhưng không hợp với mình đi nơi khác, đồng thời khắc phục được nhận thức sai lệch cho rằng cán bộ đã qua luân chuyển phải được bố trí ở vị trí công tác cao hơn. Cần kết hợp luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý để đào tạo, bồi dưỡng, phục vụ lâu dài với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên gia giỏi trên từng lĩnh vực, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ đến năm 2020 theo kết luận của Hội nghị Trung ương 9 (khóa X), phải phấn đấu để công tác điều động, luân chuyển cán bộ trở thành nền nếp, thường xuyên và có chất lượng cao.

Để thực hiện tốt mục tiêu giảm cấp phó, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, một trong những giải pháp quan trọng là cần triển khai xây dựng tiêu chuẩn chức danh các vị trí công tác ở các cấp chính quyền và các ngành của Thành phố một cách khoa học theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)