Đẩy mạnh cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 114)

b/ Đối với bộ máy hành chính cấp huyện:

3.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Từ mục tiêu trên, cải cách nền hành chính phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: + Hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước;

+ Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng

đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân;

+ Xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin”.

Cải cách hành chính (CCHC) là trọng tâm trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước ta, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá.

Trong cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp của lãnh đạo thành phố Hà Nội về chuyên đề CCHC, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn đưa ra nguyên nhân quan trọng khiến họ phải tìm đến môi trường đầu tư tỉnh ngoài là thủ tục hành chính của Hà Nội còn nhiều bất cập.

Có thể nói CCHC của Thủ đô đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, CCHC sẽ đạt hiệu quả hơn khi ý thức của cán bộ, công chức hành chính ngang tầm với nhiệm vụ của cải cách. Thực hiện CCHC, các cấp, các ngành của Thành phố đã rà soát, chuẩn hóa và niêm yết công khai các thủ tục hành chính, hoàn thành cơ chế một cửa liên thông về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, thành lập doanh nghiệp và giải quyết các công việc của người dân.

Tuy nhiên, công tác cải cách vẫn được đánh giá là chuyển biến chậm so với yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp. Thủ tục mới nhưng con người cũ, tư tưởng cũ sẽ là một vật cản lớn trong cải cách, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Trên thực tế, có những vấn đề đã quy định cụ thể, thủ tục thông thoáng nhưng do nhận thức, thói quen nuối tiếc với cơ chế xin - cho của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính nên sự việc tuy dễ nhưng lại hóa khó khăn.

Các thể chế hành chính, quy tắc pháp luật dù hay đến mấy nhưng chỉ nằm trên giấy tờ văn bản, muốn đi vào cuộc sống phải thông qua con người áp dụng. Sự công tâm của họ cùng với một cơ chế trách nhiệm pháp lý minh bạch, công khai sẽ là những điều kiện đảm bảo cho các quy tắc pháp luật được thực hiện.

Hiện nay, một bộ phận công chức hành chính vẫn cho rằng, người dân đến cơ quan công quyền để xin nhà nước giúp đỡ vấn đề của cá nhân chứ không hiểu đó thực chất là yêu cầu của tổ chức, của công dân mà cơ quan công quyền phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Công chức hành chính hưởng lương do chính người dân trả, trong đó, doanh nghiệp là lực lượng đóng góp quan trọng. Do vậy, cán bộ, công chức phải thực sự là công bộc của dân, cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc tốt hay xấu đều phụ thuộc vào cán bộ.

Có rất nhiều giải pháp cho vấn đề nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức như xử lý hành chính đối với hành vi sai phạm, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát huy dân chủ trong nhân dân… Nhưng giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt là tăng cường sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên.

Phát huy dân chủ, tạo ra phong trào toàn dân đóng góp ý kiến về cải cách thủ tục hành chính và phản ánh các hiện tượng nhũng nhiễu trong hoạt động công vụ bằng các kênh thông tin như hòm thư góp ý, báo chí, trả lời trực tuyến…

Đây không phải là hình thức mới, tuy nhiên, các hình thức này chỉ phát huy được hiệu quả thực sự khi thủ trưởng các cơ quan quan tâm xem xét đến các ý kiến phản ánh, kiến nghị chính đáng của công dân. Hiện nay, các hòm thư góp ý của một số cơ quan còn mang nặng tính hình thức, thậm chí, nhiều tháng không được mở kiểm tra hoặc việc kiểm tra chỉ qua loa cho xong lượt.

Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ bằng các hình thức kỷ luật và xử lý hành chính. Để phát hiện sai phạm, không có cách

nào khác là tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất đồng thời tiếp nhận và xử lý thông tin do người dân, các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh. Đây phải là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục chứ không chỉ là phong trào, khẩu hiệu. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cán bộ, trình độ chuyên môn và văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ.

Thủ tục hành chính được cải cách cụ thể nhanh chóng, nhưng cải cách ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức là một khâu quan trọng, cấp thiết và cũng là khâu khó nhất.

Công chức hành chính trước hết phải nhận thức được rằng họ chính là những người đại diện cho Nhà nước để phục vụ nhân dân chứ không phải là người ban phát cho nhân dân quyền lợi.

Để thực hiện công tác CCHC có hiệu quả hơn, cần từng bước xây dựng qui trình giải quyết công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001 :2000, do cơ quan tư vấn hướng dẫn. Đây là tiêu chuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất trong hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức; đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của tổ chức đó trong hoạt động nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động.

Xác định được tầm quan trọng và hiệu quả của vấn đề này, ngày 20 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 :2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khuyến khích UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị sự nghiệp khác áp dụng tiêu chuẩn này. Đây là

cơ sở pháp lý quan trọng để Thành phố Hà Nội đẩy mạnh việc triển khai xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)