Tỉnh Hà Tây trước hợp nhất

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 61 - 65)

Tỉnh Hà Tây thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm bên bờ Nam sông Hồng và bờ Đông sông Đà. Trung tâm của tỉnh là thành phố Hà Đông, nằm cách

trung tâm Thủ đô Hà Nội cũ 10km về phía Tây Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km; phía Đông – Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Nghị quyết số 103-NQ-TVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 tháng 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình.

Theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12/8/1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng toàn tỉnh có 2 thị xã và 12 huyện với diện tích là 2.169 km2, dân số là 2.086.926 người.

Địa hình Hà Tây có thể chia làm 3 khu vực là vùng núi (Ba Vì), vùng gò đồi phía Tây (Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) và vùng đồng bằng phía Đông.

Cơ cấu kinh tế:

* Tỷ trọng nông – lâm nghiệp: 36% * Công nghiệp, xây dựng: 30% * Dịch vụ là: 34%

Tỉnh Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưu chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài – Duyên Thái, tiện gỗ – Nhị Khê, thêu – Quất Động, nón - Chuông, quạt - Vác, khảm trai -

Chuyên Mỹ, hàng mây tre - Phú Vinh, đồ mộc - Cháng Sơn, tượng gỗ - Sơn Đồng, may - Trạch Xá, đàn - Đào Xá v. v.

Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia là Hương Sơn và Ba Vì. Về số di tích lịch sử được công nhận, Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các địa chỉ du lịch có: Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn – Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc – Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử (ngày 30/3- 1/4 (âm lịch) hàng năm, tại xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây).

Trong hai năm 2006 - 2007 tốc độ tăng GDP trên địa bàn tỉnh Hà Tây bình quân 13,04%/năm; trong đó tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm giảm từ 31,49% còn 26,70%; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 38,57% lên 42,01%; dịch vụ – du lịch tăng từ 29,94% lên 31,29%; các chương trình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ – du lịch, các dự án lớn của Trung ương, của tỉnh đang triển khai có hiệu quả, tạo đà phát triển cho kinh tế địa bàn trong những năm tới.

Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, năm 2007 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.060 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2005; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 -2007 đạt 29,6%/năm; từ năm 2006 tới tháng 6/2008 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội huy động đạt 18.973 tỷ đồng, bằng 42- 47,4% so với mục tiêu huy động giai đoạn 2006-2010. Tính đến tháng 6/2008, trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) có 117 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 3.267 triệu USD. Trong hai năm 2006-2007, thu ngân sách tăng bình quân

Tính đến hết năm 2007, toàn tỉnh có 14/14 huyện, thành phố, 323/323 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở được xét tốt nghiệp và các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông , đỗ đại học, cao đẳng đạt cao (Hà Tây là tỉnh có số học sinh thi đỗ Đại học đứng thứ 6/64 tỉnh, thành phố). Nhiều đề tài, dự án được triển khai phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất, đời sống trên nhiều lĩnh vực. Về công tác chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ nhân dân, tính đến tháng 6/2008, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 21% năm 2005 xuống còn 17%; tỷ lệ Trạm Y tế có bác sỹ đạt 92%; 100% thôn, bản có nhân viên y tế, 253 trạm y tế được xây dựng kiên cố; có 62% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Triển khai chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Giảm tỷ lệ sinh 0,4%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,02%. Về chính sách xã hội, công tác lao động và giải quyết việc làm. Tính chung từ cuối năm 2005 tới tháng 6/2008 toàn tỉnh đã có 21.240 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 13,85%/năm 2005 giảm xuống còn 8,65%, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,73%. Công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và hoà nhập cộng đồng được đẩy mạnh. Từ năm 2006 tới tháng 6/2008, đã đào tạo nghề cho 79.700 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên tổng số lao động đạt 32,1%. Tính đến hết tháng 6/2008, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 76.670 lao động, bình quân hàng năm tăng 1,08%. Các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư đặc biệt, nhất là các nhà văn hoá thôn, bản, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và thưởng thức văn hoá của nhân dân. Tăng cường các điểm tập, nhóm tập, các câu lạc bộ, gia đình thể thao… Công tác tôn giáo và dân tộc được quan tâm. Các xã dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như

đường giao thông, công trình nước sạch, cải tạo nhà dột nát và xuống cấp, nhà văn hoá, trạm y tế; đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi đã được cải thiện.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)