Thành phố Thủ đô Seoul (Hàn Quốc)

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 45 - 46)

Hàn Quốc được chia thành 6 thành phố vùng đô thị (“gwangyeoksi”), như Busan và các thành phố thông thường (“si”) vốn là các huyện có từ 150.000 dân trở lên. Ba thành phố có trên 500.000 dân được chia thành các phường (“gu”), những thành phố còn lại được chia thành các tổ dân phố (“dong”). Các huyện ngoài khu vực đô thị được chia thành 8 thị xã (“eup”) hay quận (“myeon”). Thị xã phải có từ 20.000 dân trở lên. Cả thị xã và quận được chia thành các làng (“ri”).

Hàn Quốc chỉ có một thành phố đặc biệt (“teukbyeolsi”) là Seoul. Vùng đô thị Seoul có 10,3 triệu dân và được xếp thứ 22 trong số các thành phố đông dân nhất thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch đặt thủ đô mới ra ngoài khu vực Seoul, nhưng sau nhiều cuộc tranh cãi, Tòa án tối cao đã phán quyết điều này là vi hiến.

Chính quyền của vùng đô thị Seoul được chia thành Cơ quan hành pháp (SeoulMetropolitan Government - SMG) và Cơ quan lập pháp (Seoul Metropolitan Council - SMC).

Cơ quan lập pháp của Seoul là Hội đồng vùng đô thị, bao gồm 104 thành viên và có nhiệm kì 4 năm. Lãnh đạo Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng cùng 2 Phó Chủ tịch. Hội đồng có ủy ban thường trực, các ủy ban đặc biệt, và ban thư kí.

Đứng đầu cơ quan hành pháp vùng đô thị Seoul là Thị trưởng. Thị trưởng bổ nhiệm 3 Phó Thị rưởng để giám sát chính quyền thành phố, cũng như giúp việc cho Thị trưởng, trong đó hai người phụ trách các vấn đề hành chính và một phụ trách các vấn đề chính trị. Tham mưu cho Thị trưởng có 4 cố vấn chính sách, là những chuyên gia trong các lĩnh vực phụ nữ, xã hội, môi trường, quản lí đô thị. Giúp việc cho cơ quan hành pháp có 1 văn phòng, 19 sở, 63 phòng.

Seoul có hệ thống chính quyền 3 cấp: Thành phố, phường và tổ dân phố.

Vùng đô thị Seoul được chia thành 25 phường; các phường tiếp tục được chia thành 522 tổ dân phố.

Phường có quyền tự trị từ năm 1988 và được trực tiếp bầu ra Trưởng phường từ năm 1995. Dưới Trưởng phường là Phó Trưởng phường. Giúp việc cho Trưởng phường có các phòng, ban, 1 trung tâm y tế cộng đồng. Phường được chia thành các tổ dân phố để bảo đảm chính quyền có thể phục vụ sát sao đời sống hàng ngày của người dân [38] [41].

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 45 - 46)