Phƣơng hƣớng chung

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 105)

b/ Đối với bộ máy hành chính cấp huyện:

3.1.Phƣơng hƣớng chung

Sau hơn một năm Hà Nội được mở rộng trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hà Tây cũ với Thành phố Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lớn mạnh trong tương lai, mang tầm cỡ của một thành phố hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, với mô hình tổ chức chính quyền Thành phố Hà Nội như hiện nay, mô hình đó còn nhiều bất cập so với yêu cầu xây dụng một chính quyền mạnh, hiệu quả và cần sớm được đổi mới.

Việc đổi mới về tổ chức chính quyền của Thành phố Hà Nội phải thực hiện ở nhiều ngành, lĩnh vực, cấp quản lý,… theo hướng phát triển bền vững với mục tiêu tổng quát là quá trình kết hợp chặt chẽ, hài hoà của 3 mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành một đô thị giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và văn hoá Thăng Long - Hà Nội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - khoa học công nghệ, văn hoá xã hội toàn diện, vững chắc.

Để thực hiện được mục tiêu trên, khâu đột phá trong việc đổi mới tổ chức chính quyền của Thành phố là cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại.

3.2. Các giải pháp cụ thể 3.2.1. Xây dựng Luật Thủ đô

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 105)