Khái niệm tội trốn thuế:

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế (Trang 29)

a. Khái niệm trốn thuế:

Tr-ớc khi nghiên cứu về khái niệm "tội trốn thuế", tr-ớc hết cần làm rõ thế nào là hành vi trốn thuế.

Theo Tụ điển tiếng Việt thì “trốn” l¯ h¯nh động l°ng tr²nh một nhiệm vụ nào đó. Bản chất hành vi trốn thuế là việc đối t-ợng phải nộp thuế tìm mọi thủ đoạn để "che mắt" cơ quan quản lý thuế nhằm không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Điệp : "Trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn

gian dối để không phải đóng thuế hoặc để đóng thuế ít hơn phần thuế lẽ ra phải đóng".

Theo nhà một số nhà nghiên cứu pháp lý thì trốn thuế là: "việc ng-ời nộp thuế có các hành vi khai man để tránh phải nộp thuế. Hành vi trốn thuế có thể là việc kê sai căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế; lập sổ sách kế toán, hóa đơn bán hàng sai với thực tế sản xuất, kinh doanh; để ngoài sổ sách kế toán".[6, tr. 136 ]

Việc xác định nh- thế nào là hành vi trốn thuế cần phải căn cứ trực tiếp vào h-ớng dẫn của cơ quan quản lý thuế. Theo Thông t- số 41 ngày 15/8/2004 của Bộ Tài chính thì hành vi trốn thuế đ-ợc giải thích nh- sau:

Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm. Các tiêu chí để xác định hành vi trốn thuế là:

+ Chủ thể của hành vi trốn thuế là các cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối t-ợng nộp thuế;

+ Hậu quả của hành vi vi phạm là dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm".

Thứ nhất, về chủ thể của hành vi trốn thuế phải là những đối t-ợng có

nghĩa vụ nộp thuế. Đối t-ợng này có thể là các cá nhân, tổ chức trong xã hội có đủ các điều kiện của đối t-ợng nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.

Thứ hai, chủ thể trên đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế. Những hành vi này có biểu hiện khá đa dạng nh-:

1. - Kinh doanh không đăng ký thuế;

2. - Vi phạm liên quan đến hóa đơn:

a. Bán hàng không lập hóa đơn và kê khai nộp thuế đầy đủ;

b. Bán hàng ghi hóa đơn thấp hơn 20% so với giá thị tr-ờng trở

lên; (trừ một số tr-ờng hợp đặc biệt).

c. Bán hàng ghi hóa đơn liên giao cho khách hàng lớn hơn liên

l-u về số l-ợng, giá trị;

d. Sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của đơn vị khác, hóa đơn đã hết

giá trị sử dụng để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nh-ng không kê khai nộp thuế đầy đủ;

e. Báo huỷ hoá đơn đã sử dụng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho

khách hàng nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm;

f. Sử dụng hóa đơn khống nhằm mục đích làm giảm số thuế phải

nộp hoặc làm tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm;

3. - Vi phạm liên quan đến kê khai thuế:

Kê khai, xác định không đúng các căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm, bao gồm:

a. Kê khai sai nguồn gốc, mục đích sử dụng, chủng loại, số l-ợng, quy cách, thực trạng hàng hoá, dịch vụ, giá tính thuế, thuế suất và mã số thuế;

b. Kê khai sai đối t-ợng, mặt hàng, loại hình kinh doanh, địa bàn

hoạt động; khai báo doanh thu không đầy đủ hoặc kê khai các khoản chi phí thực tế không phát sinh làm giảm thu nhập chịu thuế; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Không quyết toán hoặc không khai báo lại với cơ quan thuế về hàng hoá, dịch vụ hoặc thu nhập đã đ-ợc miễn, giảm thuế, hoàn thuế nh-ng thực tế đ-ợc sử dụng vào mục đích khác thuộc diện phải truy nộp thuế.

d. Kê khai trong chi phí tính thuế các khoản không đ-ợc phép tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế ;

e. Các khoản chi có đủ chứng từ hợp lệ nh-ng kê khai v-ợt mức

khống chế tối đa theo quy định của pháp luật ;

4. - Vi phạm về chế độ kế toán:

a. Để ngoài sổ kế toán số liệu kế toán hoặc ghi sổ kế toán không

đúng quy định của chế độ kế toán ;

b. Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán ;

c. Lập thủ tục huỷ vật t-, hàng hoá hoặc giảm số l-ợng, giá trị vật t-, hàng hoá không đúng thực tế ;

d. Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán ;

e. Lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dung ghi khác nhau ;

5. - L-u thông hàng hoá, nguyên, vật liệu không có chứng từ kèm theo

để chứng minh lô hàng đã nộp thuế hoặc đã đ-ợc cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.

6. - Các hành vi vi phạm khác, ngoài các hành vi nêu trên nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm.

Thứ ba, các hành vi vi phạm pháp luật thuế nêu trên phải nhằm mục đích: làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc đ-ợc miễn, giảm.

Trong việc nghiên cứu khái niệm trốn thuế cũng cần phân biệt khái niệm này với một số khái niệm có liên quan khác.

Giữa hành vi "trốn thuế" với hành vi "vi phạm pháp luật thuế". Hành vi vi phạm pháp luật thuế là một khái niệm rộng, chỉ tất cả các hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực thuế. Theo điều 1 - Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế bao gồm: vi phạm quy định đăng ký, kê khai thuế; lập và nộp quyết toán thuế; thu nộp tiền thuế; thanh tra kiểm tra thuế; và trốn thuế. Nh- vậy trốn thuế chỉ là một trong số các nhóm hành vi vi phạm về thuế. Ngay bản thân những hành vi có dấu hiệu trốn thuế theo quy định tại Nghị định 100/2004/NĐ-CP và Thông t- 41/2004/TT-BTC, trong một số tr-ờng hợp mức độ vi phạm nhẹ hoặc do lỗi vô ý vẫn có thể không bị xử lý về hành vi trốn thuế mà đ-ợc xử lý theo các quy định pháp luật thuế khác. Theo h-ớng dẫn tại của Bộ tài chính thì tr-ờng hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi ghi sổ kế toán không đúng quy định của chế độ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đ-ợc hoàn hoặc làm tăng số thuế đ-ợc miễn, giảm, nh-ng sau khi cơ quan thuế nhắc nhở, tổ chức, cá nhân tự điều chỉnh, xác định lại số thuế phải nộp, số thuế đ-ợc khấu trừ, số thuế đ-ợc miễn, giảm theo đúng quy định của pháp luật về thuế thì không xác định là hành vi trốn thuế. Tr-ờng hợp này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP .

Giữa "trốn thuế" và 'tránh thuế' có cùng mục đích là không phải nộp

thuế, nh-ng có tính chất pháp lý khác nhau. Hành vi trốn thuế là việc dùng thủ

đoạn để không phải nộp thuế vào ngân sách nhà n-ớc hoặc đ-ợc miễn giảm, hoàn thuế, đó thực sự là một hành vi vi phạm pháp luật thuế và các đạo luật có liên quan. Đối với hành vi tránh thuế, lách thuế theo chúng tôi, đây là hành vi có tính chất lách luật, cũng nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nh-ng vẫn đảm bảo tính hợp pháp của hành vi. Nếu luật pháp quy định không chặt chẽ, kín kẽ sẽ bị ng-ời đối t-ợng lợi dụng để lách thuế, làm giảm sút nguồn thu ngân sách và mất cân bằng kinh tế nh-ng không quản lý và xử lý đ-ợc. Trong môi tr-ờng kinh tế toàn cầu thì "chuyển giá" là một thủ đoạn mới về hiện t-ợng "tránh thuế". Chuyển giá thực tế đã làm thiệt hại cho nền kinh tế do thất thu thuế của một quốc gia nh-ng nó không làm giảm lợi nhuận tính theo tổng thể của chủ t- bản n-ớc ngoài. Khi nhà t- bản có nhiều công ty con ở các quốc gia khác nhau, nếu thấy mức thuế thu nhập giữa các quốc gia chênh lệch nhiều, họ sẽ dùng thủ đoạn kê khai chi phí nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào cao để hạch toán lỗ, tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực tế thì khoản lãi đó đã đ-ợc chuyển cho công ty con khác tại quốc gia xuất khẩu nguyên liệu.

Giữa "trốn thuế""buôn lậu". Đối với hành vi buôn lậu, đây là hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới để trốn tránh việc kê khai nộp thuế xuất nhập khẩu, hàng hoá thuộc diện cấm l-u thông, trao đổi mua bán hay đ-a ra n-ớc ngoài nh- vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá. Do vậy, trốn thuế là một trong những động cơ chính của buôn lậu, nhằm thu đ-ợc khoản lợi nhuận lớn hơn do hàng hoá nhập khẩu vào nội địa không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Trên thực tế, hành vi buôn lậu gắn với trốn thuế, trong cuộc sống hay trên các ph-ơng tiện thông tin th-ờng nhắc đến buôn lậu trốn thuế như l¯ một “cặp ph³m trù” thức chất để chỉ h¯nh vi buôn lậu.

b. Khái niệm tội trốn thuế:

Khái niệm tội trốn thuế có nội hàm hẹp hơn khái niệm trốn thuế nói chung, những hành vi trốn thuế nếu có tính nguy hiểm đáng kể mới bị coi là tội phạm.

Tội phạm trốn thuế là tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, đ-ợc quy định trong luật hình sự.

Tội phạm trốn thuế đ-ợc quy định tại Điều 161- Bộ luật hình sự năm 1999 nh- sau:

“Điều 161. Tội trốn thuế

1. Ng-ời nào trốn thuế với số tiền từ năm m-ơi triệu đồng đến d-ới một trăm năm m-ơi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội đ-ợc quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, ch-a đ-ợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm m-ơi triệu đồng đến d-ới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong tr-ờng hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Ng-ời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào quy định trên thì một trong những ranh giới quan trọng nhất để phân biệt đâu là hành vi trốn thuế với tính chất là một vi phạm hành chính, đâu là hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm là trị giá của số tiền trốn thuế. Bên

căn cứ để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Nh- vậy hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự trong các tr-ờng hợp sau:

- Trốn thuế với số tiền từ năm m-ơi triệu đồng trở lên;

- Trốn thuế với số tiền d-ới năm m-ơi triệu đồng nh-ng đã bị xử phạt

hành chính về hành vi trốn thuế;

- Trốn thuế với số tiền d-ới năm m-ơi triệu đồng nh-ng đã bị kết án

về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999, ch-a đ-ợc xóa án tích mà còn vi phạm;

So với Điều 169 Bộ luật hình sự 1985, thì nội dung quy định về tội trốn thuế tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 có những thay đổi sau đây:

Một số điểm hạn chế trong kỹ thuật lập pháp của Bộ luật hình sự 1985 về tội trốn thuế đã đ-ợc Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, khắc phục.

Thứ nhất, dấu hiệu xác định mức độ nguy hiểm đáng kể của hành vi trốn thuế tại Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 là số tiền trốn thuế đã đ-ợc định l-ợng cụ thể: từ năm m-ơi triệu đồng trở lên, khác so với tr-ớc đây là trốn thuế với số l-ợng lớn. Cơ sở của việc sửa đổi này xuất phát từ thực tiễn kinh tế đất n-ớc và sự hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp tr-ớc kia, thuế đ-ợc hiểu là mọi loại thuế đóng bằng tiền, hiện vật hoặc d-ới hình thức khác với tính chất là nghĩa vụ bắt buộc. Trong nền kinh tế thị tr-ờng, cùng với tính độc lập và ổn định của nền tài chính đất n-ớc, hình thức thu thuế duy nhất đ-ợc xác định là tiền đồng Việt Nam, kể cả đối với một số loại hình thuế đặc thù nh- thuế sử dụng đất nông nghiệp, đơn vị tính thuế là kg thóc, nh-ng hình thức thuế Nhà n-ớc thu vẫn đ-ợc xác định quy đổi thành đồng Việt Nam.

Việc quy định trốn thuế với"số l-ợng lớn" chung chung, không xác định cụ thể theo Điều 169 Bộ luật hình sự 1985 đã dẫn đến những khó khăn và quan điểm không thống nhất trong công tác điều tra xét xử. Vì vậy Thông t- liên ngành số 06/TTLN ngày 20/9/1996 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ đã phải h-ớng dẫn xử lý đối với tội trốn thuế theo Điều 169 Bộ luật hình sự 1985 theo h-ớng xác định ng-ời bị coi là trốn thuế với số l-ợng lớn là ng-ời trốn thuế với số l-ợng từ 50 triệu đồng đến d-ới 150 triệu đồng. Bộ luật hình sự 1999 kế thừa những h-ớng dẫn trong Thông t- 06, nh-ng có sửa đổi về kỹ thuật lập pháp cho phù hợp. Nh- vậy trong các tr-ờng hợp chung nhất trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên mới coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, dấu hiệu : "đã bị kết án ... ch-a đ-ợc xóa án tích mà còn vi phạm" đã đ-ợc đ-a vào khoản 1, đ-ợc xem là dấu hiệu bổ sung có ý nghĩa định tội trong các tr-ờng hợp trốn thuế với số tiền thấp hơn định l-ợng tối thiểu, coi đó là một trong các yếu tố trong cấu thành tội phạm cơ bản . Tr-ớc đây trong Bộ luật hình sự 1985, mặc dù dấu hiệu "đã bị kết án ... ch-a đ-ợc xóa án tích mà còn vi phạm" đ-ợc đã đ-ợc coi là dấu hiệu định tội, nh-ng lại đ-ợc quy định tại khoản 2, trong khung tăng nặng. Thực chất đây là điểm hạn chế về kỹ thuật lập pháp của Bộ luật hình sự 1985 đã đ-ợc Bộ luật hình sự 1999 khắc phục.

Điểm hạn chế thứ ba của quy định về tội trốn thuế của Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế (Trang 29)