Dự báo tính hình tội trốn thuế trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế (Trang 102)

d. Mặt chủ quan của tội trốn thuế

3.1. Dự báo tính hình tội trốn thuế trong thời gian tớ

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội có tác động đến tội trốn thuế trong thời

gian tới

Dự báo về tình hình tội phạm ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần đáng kể vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất n-ớc. Nhờ kết quả dự báo chính xác về tình hình tội phạm nói chung, về tội trốn thuế nói riêng mà các cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền giành đ-ợc thế chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, đ-a ra các biện pháp đấu tranh thích hợp, giảm tối đa các chi phí về vật chất, thời gian và sức lực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng nh- hạn chế các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm nói chung, với tội trốn thuế nói riêng sẽ là hình thức không khả thi nếu không dựa trên những kết quả dự báo khoa học.

Dự báo tình hình tội phạm thực chất là dự báo xu h-ớng phát triển, cơ cấu của tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện ảnh h-ởng đến tình hình tội phạm trong t-ơng lai. Do đó, dự báo về tình hình tội trốn thuế sẽ đ-ợc dựa trên những kết quả phân tích, đánh giá về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này trong thời gian qua cũng nh- những yếu tố ảnh h-ởng trong thời gian tới. Thực tế, dự báo tình hình tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động phòng, chống tội phạm có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của ch-ơng trình phòng, chống tội phạm. Dự báo tình hình tội phạm để xây dựng

báo về tình hình tội phạm. Chính vì vậy, khi đ-a ra các giải pháp đấu tranh phòng, chống tình hình tội trốn thuế đòi hỏi phải dự báo đ-ợc tình hình loại tội phạm này trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo dự báo tình hình tội trốn thuế sẽ bị tác động chủ yếu bởi các yếu tố sau đây:

- Sự tác động của nền kinh tế thị tr-ờng

Nền kinh tế thị tr-ờng tiếp tục đ-ợc xây dựng, hoàn thiện, phát triển nhiều loại thị tr-ờng mới đ-ợc hình thành, các loại hình kinh doanh mới cũng xuất hiện. Kèm theo đó là sự phát triển, gia tăng không ngừng của các doanh nghiệp về cả số l-ợng và quy mô. Nền kinh tế n-ớc nhà cũng đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Với việc thực hiện đầy đủ hơn các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định đa ph-ơng, song ph-ơng khác, hàng rào thuế quan sẽ đ-ợc cắt giảm đáng kể, tiến tới việc dỡ bỏ hàng rào này trong một số lĩnh vực, một số ngành nghề, một số mặt hàng. Do vậy, trong giai đoạn những năm tiếp theo, cơ cấu các loại thuế mà nhà n-ớc thu cũng có sự thay đổi đáng kể. Các loại thuế xuất nhập khẩu sẽ đ-ợc cắt giảm dần, thay

vào đó là các loại thuế thu nhập, thuế sản xuất kinh doanh trong n-ớc sẽ ngày

càng chiếm một tỷ trọng lớn hơn. Chính vì vậy, tội trốn thuế đ-ợc phân biệt theo các loại thuế sẽ có sự thay đổi, trốn thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh, thay vào đó là các hình thức trốn thuế thu nhập, thuế sản xuất kinh doanh trong n-ớc...

Cơ chế quản lí nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa cũng ở tron giai đoạn đang đ-ợc hoàn thiện. Các cơ cấu tổ chức quản lí, các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lí đang đ-ợc hoàn thiện. Tuy vậy, vẫn còn những thiếu sót, những sơ hở trong quản lí là môi tr-ờng để tội phạm trốn thuế lợi dụng, tồn tại.

Nền kinh tế thị tr-ờng cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức phải có năng lực và trình độ quản lí phù hợp. Tuy vậy, phần lớn đội ngũ cán bộ công

chức hiện ch-a ngang tầm với đòi hỏi của thực tại, ch-a đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới, cải cách, hoàn thiện bộ máy, một bộ phận còn sa sút đạo đức, tham nhũng lãng phí, thậm chí tiếp tay cho các vi phạm pháp luật về thuế nói chung và trốn thuế nói riêng.

Trong nền kinh tế thị tr-ờng, nguồn lao động dôi d-, thất nghiệp ngày một tăng. Theo dự báo của Viện chiến l-ợc phát triển, ở n-ớc ta, dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2005 có 51,2 triệu, chiếm 62,9% dân số, năm 2010 có gần 7 triệu, chiếm 64,7% dân số, tăng gần 11 triệu so với năm 2000. Hàng năm, số l-ợng thanh niên vào độ tuổi lao động tăng khá cao, từ 1,66 triệu đến 1,78 triệu ng-ời. Trong đó, lực l-ợng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, năm 2000 chỉ chiếm 20%, năm 2010 dự kiến chiếm 35 – 38%. Do đó, vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn luôn là áp lực lớn. Nếu không có việc làm, họ sẽ trở thành lực l-ợng đáng kể bổ sung vào tình hình vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm, trong đó có trốn thuế và tội trốn thuế.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế vẫn còn những hạn chế nhất định (do kinh phí, do thói quen, do hình thức, nội dung... tuyên truyền). Điều

này sẽ có những ảnh h-ởng quan trọng đến tình hình vi phạm và tội trốn thuế.

-Việc phát hiện, xử lý vi phạm và tội trốn thuế cũng nh- những vi phạm và tội phạm nói chung tiếp tục còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới lực l-ợng chuyên trách đấu tranh phòng, chống các vi phạm và tội trốn thuế nếu vẫn còn mỏng nh- hiện nay, kinh phí đầu t- vẫn ch-a đáp ứng đ-ợc nhu cầu thực hiện nhiệm vụ sẽ ảnh h-ởng nhất định tới tình hình tội trốn thuế.

3.1.2. Dự báo một số diễn biến chính của tội trốn thuế trong thời gian tới

Qua phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân, điều kiện cùng các quy định về tội trốn thuế từ năm 2001 đến năm 2005 và những yếu tố tác động tới

tình hình tội phạm nói chung, tội trốn thuế nói riêng, b-ớc đầu có thể đ-a ra một số dự báo về tình hình tội phạm này trong thời gian tới nh- sau:

- Tình hình tội trốn thuế tiếp tục có độ ẩn cao. Trong đó, dạng tội phạm

ẩn tự nhiên vẫn là cao nhất, sau đó đến tội phạm ẩn nhân tạo. Theo những phân tích trong luận văn, nếu chúng ta không cải cách cơ chế quản lý thuế thì hiện t-ợng trốn thuế vẫn diễn biến phổ biến nh-ng không bị phát hiện.

- Địa bàn thực hiện trốn thuế vẫn tập trung tại một số thành phố lớn, tuy

nhiên, quan hệ giữa các đối t-ợng trốn thuế sẽ mở rộng ở nhiều tỉnh, thành phố thậm chí nhiều quốc gia.

- Xu h-ớng liên kết giữa các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, hình

thành nên các tập đoàn kinh tế, các nhóm công ty, những khối liên kết này có thể gây ra những vụ trốn thuế với quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng, nh-ng lại rất khó với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm chống lại sự phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Ng-ời phạm tội trốn thuế sẽ đa dạng hơn, diễn ra ở mọi thành phần kinh tế, kể cả th-ơng nhân và doanh nghiệp n-ớc ngoài. Số ng-ời phạm tội có trình độ học vấn sẽ tăng lên và độ tuổi của hộ vẫn phổ biến là từ 25 - 30 tuổi trở lên.

- Các hành vi trốn thuế sẽ trải qua các thủ đoạn lòng vòng, các b-ớc thực hiện đ-ợc phân tán, che đậy bởi nhiều hoạt động tinh vi, phức tạp, có ứng dụng cả công nghệ cao. Nhiều thủ đoạn trốn thuế mới xuất hiện, nh-: gửi giá ng-ời bán để tránh lợi nhuận, chuyển trụ sở doanh nghiệp từ nơi bị quản lý thuế chặt chẽ sang nơi quản lý lỏng lẻo hơn, mở ra thêm doanh nghiệp để chia việc và tăng chi phí để trốn thuế, hoặc hợp thức hoá đầu ra, đầu vào...

- Thuế xuất khẩu bị trốn ít hơn vì Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế

thế giới với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu, nên đối t-ợng ít cơ hội trốn thuế hơn. Môi tr-ờng kinh doanh thuận lợi, số doanh nghiệp tăng lên, loại thuế bị

trốn nhiều nhất sẽ là thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó đến thuế giá trị gia tăng.

Với dự báo trên, trong thời gian tới, cần chủ động đ-a ra các giải pháp thích hợp, kịp thời để đấu tranh có hiệu quả đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, đối với tội trốn thuế nói riêng.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)