d. Mặt chủ quan của tội trốn thuế
3.3.5. Các giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở để đối t-ợng nộp thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, nh-ng trong thời gian qua ch-a đ-ợc coi trọng đúng mức.
Tuyên truyền giáo dục đồng thời đ-ợc tiến hành đối với cả ng-ời nộp thuế, cán bộ công chức quản lí nhà n-ớc trong lĩnh vực thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Hình thức tuyên truyền giáo dục phải cụ thể, sinh động, dễ
đi vào lòng ng-ời, dễ hiểu và dễ nhớ. ở Nhật Bản, việc tuyên truyền giáo dục
về thuế đem lại hiệu quả cao nhờ áp dụng nhiều hình thức, kể cả đ-a vào thành những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa giáo dục về nghĩa vụ nộp thuế, tác động vào tâm t- tình cảm của mỗi công dân ngay từ nhỏ.
Việc xử lí nghiêm minh đối với những hành vi trốn thuế cũng là hình thức có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, răn đe những ai có ý định phạm tội trốn thuế. Với ý nghĩa đó, các phiên xét xử của toà án về tội trốn thuế nên tiến hành xét xử l-u động, vừa răn đe vừa tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế.
Giáo dục ng-ời dân nhận thức đ-ợc tầm quan trọng của hoá đơn khi đi mua sắm: ng-ời tiêu dùng phải lấy hoá đơn khi mua sắm bất kì hàng hoá nào nhằm tránh những hành vi gian lận về thuế, giúp nhà n-ớc thu đủ số thuế. Thói quen mua sắm lấy hoá đơn là một thói quen trong xã hội văn minh th-ơng mại.
Công tác tuyên truyền giáo dục phải đi sâu, gắn với đòi hỏi của thực tiễn, huy động đ-ợc sự tham gia của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Tuyên truyền giáo dục về pháp luật thuế, công tác đấu tranh phòng chống gian lận thuế, tội phạm trốn thuế, các đ-ờng lối, chủ tr-ơng của Đảng trong lĩnh vực
thuế, các điển hình tốt và các vụ vi phạm về thuế đã đ-a ra xử lí… Công tác
này có sự tham gia của các thành phần trong xã hội, trong đó các ph-ơng tiện thông tin đại chúng và nền giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng. Phải hình thành đ-ợc ý thức chấp hành pháp luật thuế, ý thức phê phán với gian lận thuế,
trốn thuế, ý thức xây dựng đối với ngành thuế, công tác thuế… để biến thành
Kết luận
Tội phạm trốn thuế và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế ở Việt Nam là một đề tài có ý nghĩa đối với những ng-ời làm công tác thuế, nhà làm luật, những ng-ời công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng nh- các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này. Nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, khoa học về vấn đề này là một đòi hỏi đặt ra trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, phòng chống gian lận thuế, tội phạm trốn thuế, góp phần làm cho hệ thống thuế phát triển lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển chung của đất n-ớc, xây dựng bộ máy nhà n-ớc vững mạnh, tạo công bằng, minh bạch trong nền kinh tế đối với các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh và những chủ thể khác có liên quan.
Luận văn đã nhận diện một cách t-ơng đối có hệ thống về tội trốn thuế trên các bình diện: tổ chức, quy mô, cấu thành, thủ đoạn phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, sự phát triển của tội phạm qua các thời kỳ... Đồng thời luận văn cũng nêu lên kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong thời gian qua, chủ yếu trong giai đoạn 2001 - 2005. Trên cơ sở phân tích về thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế, luận văn cũng đã đề cập đến một số tồn tại và h-ớng khắc phục để làm tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Đặc biệt luận văn đã đ-a ra những ý kiến đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự về tội trốn thuế, phát chế định huy tốt hơn hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong giai đoạn hiện nay.
Phòng chống tội phạm trốn thuế phải đ-ợc thực hiện đồng bộ các giải pháp, trên nhiều góc độ và ph-ơng diện khác nhau. Từ đề tài nghiên cứu với quy mô một luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tôi mong nhận đ-ợc những ý kiến đóng góp, trao đổi để có thể hoàn thiện hơn đề tài, tiếp tục nghiên cứu để đóng góp cho công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế nói riêng.