Quan điểm về lựa chọn những lĩnh vực mũi nhọn và ưu tiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 89)

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ

3.1.1.2. Quan điểm về lựa chọn những lĩnh vực mũi nhọn và ưu tiên

Trong cơ chế thị trường và điều kiện hữu hạn các nguồn lực, để đảm bảo tăng trưởng có hiệu quả cần tậo trung vào việc đẩy mạnh các lĩnh vực, sản phẩm mũi nhọn cần ưu tiên.

Tiêu chí để lựa chọn lĩnh vực, mặt hàng chủ lực ưu tiên trong ngành là: - Có lợi thế só sánh trên thị trường.

- Sử dụng nhiều lao động (một lợi thế so sánh hiện nay của Việt Nam) - Thị trường đủ lớn để đầu tư có hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành (bao gồm cả đào tạo tay nghề) nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, mang lại lợi nhuận cao.

- Các mặt hàng có khả năng thúc đẩy các ngành phát triển, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm …

Việc xác định các sản phẩm chủ lực và mức độ ưu tiên phát triển các sản phẩm này cho phù hợp là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển. Các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là các sản phẩm truyền thống như: nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim và các sản phẩm dệt may khác. Tuy nhiên thứ tự và mức độ ưu tiên của các mặt hàng này không như nhau:

Thứ nhất, trước mắt thứ tự ưu tiên trong phát triển của ngành dệt may phải được tập trung phát triển và tăng cường cho ngành may xuất khẩu.

Ưu tiên trước hết là ngành may có thể tăng cường khả năng cạnh tranh hơn nữa nếu giải quyết được những trở ngại trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm nhiều hơn tới công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý chất lượng, tăng cường công tác thị trường. Quan trọng nhất phải có sự kết hợp, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp tránh bị ép giá gia công và tăng cường năng lực giao hàng. Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng; phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; những mặt hàng không chịu áp đặt hạn ngạch… Để làm điều này cần nâng cao kỹ năng quản lý về phát triển sản phẩm và giao hàng, chú trọng khâu thiết kế và công nghệ phù hợp.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động, tạo các nguồn lực hỗ trợ nguồn nguyên phụ liệu cho ngành may xuất khẩu thông qua việc xây dựng các trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu; đầu tư mới một số nhà máy sản xuất phụ liệu, tăng cường các hoạt động thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm tra phân tích nguyên phụ liệu, tư vấn các rào cản kỹ thuật có thể gặp phải, cũng như từng bước phát triển công tác thiết kế mẫu mã, thúc đẩy ngành may xuất khẩu theo phương thức FOB và đồng thời mở rộng thị phần tại thị trường nội địa.

Thứ hai, ưu tiên thứ hai là sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm – hoàn tất đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vải đáp ứng được yêu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng và làm tăng lòng tin của khách hàng. Ngành dệt nên tập trung vào các khu vực trọng yếu làm tăng chất lượng sản phẩm và lòng tin khách hàng, ví dụ như khâu nhuộm và hoàn tất.

Đầu tư vào sợi – dệt là phải lựa chọn công nghệ nâng cao chất lượng và không ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đặc biệt là khâu nhuộm.

Với ngành dệt nhuộm: bên cạnh đầu tư thiết bị cần đặc biệt quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ quản lý và vận hành nhà máy. Trong giai đoạn đầu cần có tư vấn quốc tế sau đó thay thế bằng các chuyên gia Việt Nam.

Thứ ba, về phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp: phát triển nguyên liệu bông xơ cũng cần được quan tâm song phải dựa trên khả năng phát triển của thị trường, cơ sở hạ tầng về tưới tiêu và năng lực sản xuất thực tế. Do còn những khó khăn chưa thể giải quyết về cơ sở hạ tầng cho sản xuất bông có tưới, chủ yếu vẫn dựa vào nước trời, cạnh tranh với các cây trồng khác ngày càng gay gắt nên giai đoạn 2006-2010 từ phục hồi sản xuất bông ở các vùng bông truyền thống, vừa đẩy mạnh sản xuất ở các vùng có lợi thế. Khả năng phát triển diện tích bông xơ khả thi ở mức 20.000 tấn bông xơ vào năm 2010 với doanh thu khoảng 400 tỷ (25 triệu USD).

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái và năng lực cung xơ sợi tổng hợp quá cao so với nhu cầu sử dụng. Hơn nữa với đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp chỉ hiệu quả ở mức đầu tư lớn và đi từ sản xuất chíp, chỉ nên đầu tư nhà máy sợi Polyeste công suất khoảng 120.000 tấn hoặc kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w